10 nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới

15:46 28/09/2008

Nếu TNS Barack Obama củađảng Dân chủ thắng trong cuộc bỏ phiếu tháng 11 tới thì ông sẽ trởthành một trong những vị Tổng thống trẻ nhất của nước Mỹ. Thế nhưng, ởtuổi 47, ông vẫn già hơn 10 nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới do tạp chíForeign Policy (Mỹ) vừa bình chọn.
Nếu TNS Barack Obama củađảng Dân chủ thắng trong cuộc bỏ phiếu tháng 11 tới thì ông sẽ trởthành một trong những vị Tổng thống trẻ nhất của nước Mỹ. Thế nhưng, ởtuổi 47, ông vẫn già hơn 10 nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới do tạp chíForeign Policy (Mỹ) vừa bình chọn.

Tổng thống Nga Medvedev
Tổng thống Nga Medvedev

1. Vua Bhutan

Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck sinh ngày 21-2-1980, lên ngôi 14-12-2006. Như vậy ông là vị nguyên thủ trẻ nhất thế giới hiện nay. Trước khi trở thành người lãnh đạo vương quốc chỉ có 600.000 dân, Thái tử Jigme học tại đại học Oxford (Mỹ), chuyên ngành chính trị. Bhutan vừa trở thành quốc gia dân chủ trẻ nhất thế giới vào tháng 3 vừa qua, khi bỏ phiếu bầu quốc hội với 47 ghế . Vị vua trẻ tuổi, đẹp trai cho biết tâm huyết của ông là dẫn dắt Bhutan đi theo con đường dân chủ.

2. Thủ tướng Dominica

Ông Roosevelt Skerrit, sinh ngày 8-6-1972, nắm quyền 8-1-2004. Trở về nước sau khi có bằng cử nhân tiếng Anh và tâm lý học của trường đại học Mississippi và đại học bang New Mexico (Mỹ), chàng thanh niên trẻ Skerrit tham gia giảng dạy tại một trường cao đẳng cộng đồng ở Dominica. Được bầu vào quốc hội năm 2000, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ giáo dục. Khi Thủ tướng Pierre Charles qua đời vì một cơn đau tim, đảng Lao động Dominica đã đưa vị Bộ trưởng trẻ tuổi Skerrit lên lãnh đạo chính phủ.

3. Tổng thống CHDC Congo

Ông Joseph Kabila sinh ngày 4-1-1971, nhậm chức 26-1-2001. Nhà lãnh đạo này nắm giữ chức vụ Quyền tổng thống sau khi cha ông là Tổng thống Congo bị một vệ sĩ ám sát năm 2001. Đến năm 2006, trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của đất nước Congo kể từ năm độc lập 1960, Joseph Kabila đã chính thức đắc cử Tổng thống.

4. Thủ tướng Macedonia

Ông Nikola Gruevski sinh ngày 31-8-1970, nắm quyền 27-8-2006. Thời trẻ, ông là một vận động viên đấm bốc nghiệp dư, sau đó thành lập và giữ chức Chủ tịch Hiệp hội những người làm nghề môi giới ở Macedonia. Từ thành công này, ông được bổ nhiệm chức Bộ trưởng thương mại (1998 - 1999, Bộ trưởng tài chính (1999 - 2002). Năm 2002, ông được bầu vào quốc hội và một năm sau đó giữ chức chủ tịch đảng VMRO-DPMNE. Năm 2006, đảng này thắng trong cuộc tổng tuyển cử và Nikola Gruevski giữ chức Thủ tướng. Cũng trong năm này, ông có bằng thạc sỹ kinh tế.

5. Tổng thống Nauru

Ông Marcus Stephen sinh ngày 1-10-1969, nhậm chức 19-12-2007. Ông là một vận động viên cử tạ, từng tham dự các kỳ Olympic 1992, 1996 và 2000, đoạt tổng cộng 12 huy chương trong sự nghiệp (kỷ lục cá nhân là nâng 172,5 kg ở hạng cân 62 kg năm 1999). Tại đảo quốc Thái Bình Dương chỉ có 14.000 dân này, Marcus Stephen là một anh hùng dân tộc. Năm 2003, ông được bầu vào quốc hội. Năm ngoái, 18 thành viên quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm Tổng thống Ludwig Scotty và bầu Marcus Stephen lên nắm quyền.

6. Vua Swaziland

Vua Mswati III sinh ngày 19-4-1968, lên ngôi 25-4-1986 sau khi vua cha qua đời. Swaziland hiện là vương quốc duy nhất ở châu Phi. Năm 2001, vua Mswati III ra lệnh cấm phụ nữ quan hệ tình dục trước tuổi 18 nhưng ông lại "phá luật" khi cưới một phi tần chỉ mới 17 tuổi. Tuần qua, hơn 50.000 cô gái ngực trần đến đứng trước cung điện với hy vọng sẽ trở thành người vợ thứ 14 của ông. Dù đất nước nghèo đói và khoảng 40% dân số bị nhiễm HIV/AIDS, 13 phi tần của vua Mswati III vẫn thuê máy bay sang châu Âu "shopping".

7. Tổng thống Gruzia

Ông Mikheil Saakashvili sinh ngày 21-12-1967, nhậm chức 25-4-2004. Nhà lãnh đạo này tốt nghiệp khoa luật tại trường đại học Columbia và đại học George Washington (Mỹ), có vợ là người Hà Lan. Ông được bầu vào quốc hội năm 1995 và giữ chức Bộ trưởng tư pháp năm 2000. Tháng 11-2003, Saakashvili lãnh đạo cuộc cách mạng hoa hồng, lật đổ tổng thống Eduard Shevardnadze. Ông vừa châm ngòi cuộc chiến ở Nam Ossetia và bị Tổng thống Nga Medvedev gọi là "xác chết chính trị".

8. Tổng thống Togo

Ông Faure Gnassingbe sinh ngày 6-6-1966, nắm quyền 5-2-2005. Cha ông là nhà lãnh đạo Togo từ năm 1967 sau một cuộc đảo chính táo bạo. Năm 2003, ông được cha bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng các vấn đề xã hội, truyền thông và khai mỏ của Togo. Hai năm sau, cha ông qua đời và Faure Gnassingbe được quân đội đưa lên làm Tổng thống. Dưới sức ép của quốc tế, 20 ngày sau, ông từ chức nhưng đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2005. Ông có bằng MBA của trường đại học George Washington (Mỹ).

9. Thủ tướng Bulgaria

Ông Sergei Stanishev sinh ngày 5-5-1966, nhậm chức 17-8-2005. Sau khi có bằng tiến sỹ lịch sử, ông làm việc như một nhà báo mảng chính sách ngoại giao. Ông trở thành cố vấn về chính sách ngoại giao cho đảng xã hội Bulgari năm 1995 và được bầu vào Quốc hội năm 2001. Tháng 6-2005, đảng của ông thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử và sau đó 2 tháng, ông được bầu làm người lãnh đạo chính phủ.

10. Tổng thống Nga

Ông Dmitry Medvedev sinh ngày 14-12-1965, nắm quyền 7-5-2008. Ông học ngành luật và từng làm việc cùng cựu tổng thống Putin tại St. Petersburg vào những năm 90 của thế kỷ trước. Ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng thứ nhất năm 2005, sau đó thẳng tiến tới ghế Tổng thống liên bang Nga bằng chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử tháng 3-2008 nhờ sự hậu thuẫn của người tiện nhiệm Vladimir Putin.



Việt Anh (theo Foreign Policy)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông