11:19 15/03/2019 Từ năm 2010 đến nay, những tác động của biến đổi khí hậu đối với nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng đang ngày càng nhanh hơn, rõ hơn và kinh hoàng hơn rất nhiều. Từ miền núi đến đồng bằng, hải đảo đều phải đối mặt liên tiếp với những bất thường của thời tiết như bão, lũ quét, ngập lụt, nắng nóng. Là một thành phố ven biển và được đánh giá là chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, Hải Phòng đang đối mặt với xâm nhập mặn, bão, gây thiệt hại không nhỏ cho hoạt động sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân.
Lò đốt rác tại một doanh nghiệp xử lý chất thải trên địa bàn thành phố
Nằm trong bối cảnh chung, Hải Phòng cũng như nhiều địa phương khác gặp không ít khó khăn trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu như thiếu nguồn nhân lực, thiếu tài chính…
Từ kinh nghiệm của Nhật Bản và những địa phương có điều kiện địa lý tương tự như thành phố cảng, trong thời gian qua Hải Phòng đã đẩy mạnh cách làm tích hợp, lồng ghép.
Đối với các sở, ngành, tổ chức đoàn thể, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu là nhiệm vụ, trách nhiệm. Còn tại mỗi địa phương, tổ dân phố, thôn làng, người dân tham gia các hoạt động, từ đó từng bước thay đổi hành vi, phong tục lạc hậu ảnh hưởng đến môi trường, có ý thức tiết kiệm, xây dựng nếp sống văn minh thân thiện với môi trường.
Đơn cử như tại quận Lê Chân, sau khi khu vực gầm cầu Quay, cầu Tam Bạc được cải tạo thành vườn hoa, nhân dân địa phương đã duy trì thực hiện tổng vệ sinh vào chiều thứ 6 và thứ 7 hàng tuần. Hoạt động này cũng được nhân rộng tại các khu vực công cộng trên địa bàn 15 phường.
Nằm trên địa bàn trung tâm thành phố, quận Hồng Bàng phát động phong trào “Du lịch với cộng đồng”, vận động xã hội hoá lắp đặt 130 thùng rác du lịch trên một số tuyến phố chính; xây, chăm sóc hơn 2.000 bồn hoa gốc cây tạo cảnh quan môi trường sáng-xanh-sạch-đẹp phục vụ nhân dân thành phố vui chơi, thư giãn, cũng như để lại ấn tượng tốt đẹp với khách du lịch.
Tại khu vực ngoại thành, huyện Kiến Thuỵ vừa duy trì tốt mô hình trồng rừng ngập mặn, vừa thành lập 8 tổ bảo vệ tự nguyện trên phạm vi hơn 150ha rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp. Còn tại huyện An Dương, nhân dân tại 80 khu dân cư đã ký hơn 41.000 cam kết về thực hiện nội dung bảo vệ môi trường, không xả, thải xuống dòng sông Rế.
Hội phụ nữ các cấp đã vận động hội viên hạn chế đốt vàng mã, nói không với túi ni lông, phân loại rác thải tại nguồn và đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, cấp miễn phí hơn 22.000 viên than sạch tới các hội viên…
Đặc biệt, sau khi được các tình nguyện viên của Tổ chức JICA-Nhật Bản hỗ trợ, hội viên phụ nữ tại nhiều gia đình tại phường Tràng Cát đã thực hiện ủ phân compost từ rác thải sinh hoạt để trồng rau đảm bảo sức khoẻ, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ
Hội Nông dân thành phố, bên cạnh hoạt động trồng cây xanh, cải tạo vườn tạp, đặt thùng rác thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật làm sạch ruộng đồng, nguồn nước thì thời gian qua Hội cũng tổ chức thả hàng triệu con giống thuỷ sản các loại nhằm góp phần tái tạo nguồn lợi thuỷ sản trên vùng biển Cát Bà, Đồ Sơn, Kiến Thuỵ…
Để đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới, bằng kinh nghiệm, chuyên môn dày dặn của các nhà quản lý, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, Liên hiệp các Hội KH&KT Hải Phòng đã liên tiếp tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Cụ thể là những vấn đề cấp thiết như “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển bền vững của thành phố Hải Phòng”, “Khai thác vùng cửa sông, ven biển Hải Phòng phục vụ phát triển KTXH”, “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ nhựa và túi ni lông”… Qua đó, Liên hiệp Hội đề xuất, kiến nghị tới các cấp chính quyền thành phố một số giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng vì thành phố cảng xanh-sạch-đẹp, vì một Hải Phòng phát triển bền vững.
Tuy vậy, cùng với những nỗ lực trên, theo Giáo sư Trương Quang Học-Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo sinh học môi trường và phát triển bền vững, Đại học Quốc gia Hà Nội-trong một hội thảo về môi trường tại Hải Phòng thì mỗi kế hoạch hành động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu cần phải nhắm tới cả hai mục đích: ứng phó và tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; lợi ích cho thiên nhiên và lợi ích cho con người; giải pháp công trình song song với giải pháp phi công trình…
Điều này đòi hỏi sự quyết tâm rất cao của lãnh đạo các cấp chính quyền, đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường, có như vậy thì mới tạo ra sự đột phá trong việc lập quy hoạch và thực hiện giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với Hải Phòng.
Như vậy, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố cảng phía trước cũng còn không ít thách thức!
Kim Oanh
20:26 28/12/2024
18:37 28/12/2024
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Các hành vi bị nghiêm cấm
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Điều khoản thi hành
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh
CATP Hải Phòng chủ động bảo đảm an toàn Lễ Giáng sinh năm 2024
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế