Các biện pháp PCCC và thoát nạn tại chợ, trung tâm thương mại

09:36 28/07/2017

Để bảo đảm an toàn PCCC cho chợ và trung tâm thương mại, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định an toàn PCCC, cần thực hiện các biện pháp sau:1. Mỗi hộ kinh doanh chỉ trưng bày hàng mẫu và hàng bán trong một ngày với số lượng tối thiểu; không để hàng hóa lấn chiếm khoảng cách giữa các lô, sạp hàng đã quy định.2. Không kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất có nguy hiểm cháy nổ như  xăng dầu, cồn, gas và hóa chất dễ cháy khác ở trong nhà chợ.

Để bảo đảm an toàn PCCC cho chợ và trung tâm thương mại, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định an toàn PCCC, cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Mỗi hộ kinh doanh chỉ trưng bày hàng mẫu và hàng bán trong một ngày với số lượng tối thiểu; không để hàng hóa lấn chiếm khoảng cách giữa các lô, sạp hàng đã quy định.

2. Không kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất có nguy hiểm cháy nổ như  xăng dầu, cồn, gas và hóa chất dễ cháy khác ở trong nhà chợ.

3. Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.

4. Không thắp đèn, nến, hương thờ cúng và đốt vàng mã trong chợ và trung tâm thương mại.

5. Tách riêng biệt hệ thống điện phục vụ kinh doanh, hệ thống điện chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ thoát nạn và chữa cháy; lắp đặt thiết bị bảo vệ (áptomát) cho toàn bộ hệ thống điện, cho từng tầng, từng nhánh, từng ngành hàng và từng quầy, sạp của hộ kinh doanh.

6. Để hàng hóa dễ cháy cách bóng điện, chấn lưu đèn nê ông, bảng điện tối thiểu 0,5m. Không sử dụng bàn là điện, bếp điện, lò sấy, lò sưởi; không dùng bóng điện sợi đốt để sấy hàng hóa; sử dụng quạt phải có lồng bảo hiểm.

7. Không sử dụng vật liệu dễ cháy để trang trí nội thất, làm tường, vách ngăn, trần, quầy sạp hàng.

8. Chợ, trung tâm thương mại có diện tích vượt quá tiêu chuẩn (2.200m2/tầng) phải xây tường ngăn cháy, trường hợp không thể áp dụng được giải pháp trên thì lắp đặt màn nước ngăn cháy lan tại vị trí xây tường ngăn cháy.

9. Bố trí dãy hàng, ngành hàng không cháy hoặc khó cháy xen kẽ giữa các ngành hàng, dãy hàng dễ cháy.

10. Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động theo quy định.

11. Không làm thêm mái che, mái vẩy cũng như không bố trí quầy sạp, bãi để xe và không để vật tư, hàng hóa trong khoảng cách ngăn cháy giữa các khối nhà của khu vực chợ với các khu vực lân cận.

12. Không bố trí nhà ở, khách sạn, vũ trường, trường học và các hoạt động tập trung đông người ở tầng trên của các chợ, trung tâm thương mại.

13. Đối với các siêu thị, trung tâm thương mại cần:

- Bố trí cầu thang thoát nạn riêng biệt, có chiều rộng lớn hơn 2,5m khi diện tích phòng thương mại lớn hơn 400m2, có lối ra ngoài trực tiếp.

- Bố trí phòng lánh nạn tạm thời, bố trí lối thoát nạn dự phòng ngoài hai lối thoát nạn theo quy định. Có giải pháp ngăn lửa, chống tụ khói trong cầu thang thoát nạn.

- Cửa đi trên lối thoát nạn mở theo chiều thoát nạn, được làm bằng vật liệu không cháy; cửa vào buồng thang thoát nạn là cửa chống cháy và có cơ cấu tự đóng.

- Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho từng tầng, từng khu vực, từng ngành hàng, có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên đường và hướng thoát nạn.

14. Thành lập đội PCCC cơ sở có đủ lực lượng để tổ chức thường trực, tuần tra phát hiện cháy, được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu nạn cứu hộ theo quy định.

15. Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ phục vụ việc chữa cháy, thoát nạn, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy.

16. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu người trong tình huống xảy ra cháy phức tạp nhất.

17. Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số máy 114, cho Công an nơi gần nhất, đồng thời bằng mọi cách dập cháy và cứu người theo phương án chữa cháy và thoát nạn của cơ sở.

CẢNH SÁT PCCC thành phố

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông