01:18 24/08/2016
Trở thành thủ khoa đầu ra của Học viện Cảnh sát Nhân dân, Nguyễn Công Nhị là một trong số ít sinh viên được đào tạo chuyên ngành Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao. Với số điểm 8,18, Nguyễn Công Nhị (sinh năm 1994, Thanh Trì, Hà Nội) được Thành đoàn Hà Nội tôn vinh khi lọt vào danh sách 100 thủ khoa đầu ra của năm học vừa qua. Ước mơ học ngành cảnh sát Sinh ra trong gia đình làm nông nghiệp, bố mẹ không theo ngành công an, Nhị thi đỗ vào Học viện Cảnh sát Nhân dân. Chàng trai tốt nghiệp với danh hiệu thủ khoa, được phân công công tác tại Công an TP Hà Nội. Công Nhị từng đoạt giải ba nghiên cứu khoa học hai năm liền; nhận bằng khen của Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị Công an Nhân dân khi đạt danh hiệu học viên giỏi toàn khóa; bằng khen của Đoàn Thanh niên Bộ Công an về việc hăng hái tham gia tổ chức các phong trào Đoàn; giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình về việc có thành tích xuất sắc trong đợt thực hành chính trị tại huyện Kim Sơn.
Trở thành cảnh sát là ước mơ thời nhỏ của chàng trai Hà Nội, từ khi nhìn thấy bộ quân phục màu xanh. Việc lựa chọn chuyên ngành Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao sau khi vào trường như một “cơ duyên” với Nhị. Tân thủ khoa chia sẻ, ngoài việc học trên giảng đường, học viên cảnh sát phải rèn luyện tương đối nhiều để nâng cao sức khỏe. Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được đào tạo “hai trong một”, đảm bảo vừa giỏi nghiệp vụ, thạo công nghệ để đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. "Chính vì được tiếp xúc máy tính, các thiết bị kỹ thuật, học viên cảnh sát theo ngành này thường có tên gọi thân thuộc “Cảnh sát bàn phím” hoặc “Cảnh sát IT”, Nhị kể. Theo thủ khoa này, hiện chỉ có Học viện Cảnh sát Nhân dân đào tạo ngành học này và đã có hai khóa ra trường. “Nhiều người nghĩ ngành nghề của em sẽ chiến đấu với hacker, tội phạm an ninh mạng xuyên quốc gia... Tuy nhiên, người phạm tội có thể rất gần gũi chúng ta, bởi việc sử dụng Internet, Facebook để mua bán, thực hiện giao dịch hiện rất phát triển, trong khi sử dụng, quản lý mạng còn lỏng lẻo”, chàng trai bày tỏ. Trở thành thủ khoa sau lần thất bại Tốt nghiệp với danh hiệu thủ khoa, nhưng ít ai biết Nhị từng thất bại khi làm khóa luận tốt nghiệp. Chàng trai kể, thời gian làm khóa luận tốt nghiệp cũng là lúc đi thực tập, nên thực hiện không tốt. Khóa luận bị giảng viên hướng dẫn nhận xét “thiếu thuyết phục”, yêu cầu làm lại với chủ đề khác. Phải thay đổi hoàn toàn nội dung trong khi thời gian bảo vệ đến gần, nam sinh rất lo lắng. Không hoàn thành đồng nghĩa việc không được tốt nghiệp. Chàng trai sinh năm 1994 đã dồn tâm huyết cho một khóa luận tốt nghiệp mới và được đánh giá cao, trở thành thủ khoa đầu ra.
Cũng theo tân thủ khoa, trong suốt quá trình học tại Học viện Cảnh sát Nhân dân, lượng kiến thức tương đối nhiều. Những khó khăn gặp phải là tiếp xúc thiết bị kỹ thuật lần đầu tiên nhìn thấy. Mới chính thức bước vào nghề, Nhị chia sẻ, điều hấp dẫn nhất là thử thách, kịch tính trong nghề nghiệp, cũng như nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi, an toàn của người dân. Thủ khoa Nguyễn Công Nhị Tính cách: Hòa đồng, cởi mở, vui tính. Sở thích: Thể thao, tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên, từ thiện. Quan điểm sống: Cố gắng làm mọi điều để khi chọn lại một lần nữa mình vẫn sống như đã sống. Người có ảnh hưởng nhất: Bố, người luôn cố gắng trong mọi công việc. Bố mẹ không bao giờ áp đặt, chỉ định hướng cách giải quyết cho chàng trai. Theo Quyên Quyên/Zing (Ảnh: NVCC) |
14:01 21/12/2024
17:38 19/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết