14:56 27/04/2022 Sáng 27-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 2 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Phiên họp được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước. Tại đầu cầu Hải Phòng có các đồng chí: Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố; Thiếu tướng Vũ Thanh Chương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Công an thành phố; Hoàng Minh Cường, Phó chủ tịch UBND thành phố; lãnh đạo các ban, ngành liên quan.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông - cơ quan thường trực của Ủy ban, đóng góp của kinh tế số cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng. Doanh thu kinh tế số quý 1-2022 đạt khoảng 53 tỷ USD. Trong đó kinh tế số nền tảng có tốc độ tăng trưởng 28%, đạt doanh thu 8 tỷ USD, còn lại là kinh tế số ICT và kinh tế số ngành, với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình khoảng 15%.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới tính đến hết tháng 2-2022 đạt 65.329 doanh nghiệp, tăng 487 doanh nghiệp so với năm 2021.
Thời gian qua, nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số ở tất cả các cấp, các ngành, nhất là người lãnh đạo, người đứng đầu đã có chuyển biến rõ nét, 100% các bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số do người đứng đầu làm Trưởng ban. Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 Quyết định về chuyển đổi số, trong đó có phê duyệt Ngày 10-10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Các cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho Chính phủ số được đẩy mạnh triển khai. Bộ Công an đã tích cực, phối hợp với các bộ, ngành triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tích hợp, kết nối và mở rộng thu thập dữ liệu dân cư; từng bước hình thành hệ sinh thái công dân số (kết nối với 8 bộ, ngành để bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư, như gần 78 triệu thông tin công dân với trên 133 triệu mũi tiêm chủng; trên 570.000 thông tin dữ liệu về cán bộ, giáo viên; triển khai thí điểm chip điện tử gắn trên thẻ căn cước công dân; thí điểm sử dụng thẻ căn cước công dân trong khám chữa bệnh…).
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tiếp tục được triển khai tích cực, có hiệu quả. Đào tạo nhân lực cho chuyển đổi số tiếp tục được quan tâm, quý 1-2022 đã bồi dưỡng, tập huấn được gần 1.000 cán bộ, công chức và mục tiêu đến tháng 10-2022 sẽ bồi dưỡng, tập huấn được cho 10.000 cán bộ, công chức về chuyển đổi số. Xã hội số, với trọng tâm là công dân số, được chú trọng phát triển. Một số ứng dụng Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu của người dùng Việt Nam, được đông đảo người dân sử dụng.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng và các đồng chí lãnh đạo thành phố dự họp tại đầu cầu Hải Phòng
Tại Hải Phòng, thành phố đã ban hành Chương trình hành động giai đoạn 2022-2025 với 107 nhiệm vụ thuộc 9 nhóm nhiệm vụ để thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số. Trong đó tập trung ưu tiên triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển hạ tầng số, nền tảng số và tạo lập dữ liệu số, nền tảng, kho dữ liệu dùng chung, tập trung xây dựng dữ liệu ngành, tạo nền móng triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ về chuyển đổi số của thành phố theo chủ trương của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Chính phủ. Hải Phòng đặt mục tiêu vào nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Quang cảnh phiên họp tại đầu cầu Hải Phòng
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Văn kiện Đại hội lần thứ 13 của Đảng đã xác định chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ rất quan trọng, gắn với 3 trụ cột chính là Chính phủ số, nền kinh tế và xã hội số. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm tới công tác chuyển đổi số. Nhân dân cũng rất quan tâm vấn đề này vì chuyển đổi số tác động toàn dân.
Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số rất nặng nề. Theo đó, phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam. Chuyển đổi số gắn với sự phát triển, sự phục hồi nhanh và phát triển bền vững cũng như các mục tiêu phát triển tới năm 2025, 2030 và 2045.
Thủ tướng yêu cầu quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt trong thực hiện chuyển đổi số. Một số nhiệm vụ cần tập trung như rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế số; phát triển hạ tầng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số; huy động mạnh mẽ các nguồn lực qua việc thúc đẩy hợp tác công tư; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp; nâng cao năng lực quản trị hiện đại, phù hợp tình hình, năng lực và trình độ của Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kiểm tra, giám sát thường xuyên để thúc đẩy công việc và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí…
Hồng Thanh
14:23 25/12/2024
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế