16:27 07/10/2020 Vì nguồn lợi nhuận khủng có thể thu được, đồng thời lợi dụng sự phát triển mạnh của mạng xã hội, nhiều đối tượng đã công khai quảng cáo, rao bán các sản phẩm động vật hoang dã (ĐVHD) thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ như: ngà voi, sừng tê giác, sản phẩm của các loại gấu, hổ, tê tê...
Sáng 6-10, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch 153/KH- BCA-C41, ngày 29-5-2017 của Bộ Công an thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg, ngày 17-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài ĐVHD trái pháp luật, lãnh đạo Cục C05 - Bộ Công an, cũng như Công an các đơn vị, địa phương và đại diện một số lực lượng chắc năng như: Kiểm lâm, Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường... đã cùng nhau thảo luận, đánh giá, làm rõ thực trạng tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai Kế hoạch 153 của Bộ Công an.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hiện, toàn quốc có 8.955 cơ sở nuôi với trên 2,4 triệu cá thể động vật; 125 cơ sở hoạt động xuất, nhập khẩu các loài ĐVHD nguy cấp thuộc phục lục CITES (Công ước Quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp). Thực tế này khiến cho công tác quản lý, phân biệt nguồn gốc ĐVHD khi tiến hành kiểm tra, đánh giá của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập. Đây chính là kẽ hở mà một số trang trại, cơ sở gây nuôi đã lợi dụng để trà trộn các loài ĐVHD có nguồn gốc tự nhiên để vận chuyển, buôn bán trái phép kiếm lời. Kéo theo đó là tình trạng nhập lậu các loài ĐVHD (chim, rùa, bò sát...) qua các lối mòn, lối mở giáp ranh biên giới đưa về một số thành phố lớn để bán cho các cá nhân có nhu cầu nuôi làm thú cưng, động vật cảnh. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ, sức ảnh hưởng lớn của các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Twitter, thậm chí là một số Website quảng cáo đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để quảng cáo, giao bán hàng trăm loài ĐVHD, sản phẩm từ ĐVHD, gây khó khăn cho cơ quan Công an trong quá trình điều tra, xác minh thông tin, đấu tranh xử lý.
Không chỉ có vậy, hiện nay hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật của nước ta còn chồng chéo, thiếu các quy định về quản lý mẫu vật săn bắn, tịch thu, giám định pháp y, cứu hộ, tái thả các cá thể ĐVHD còn sống. Một số quy định còn bất cập, gây khó khăn cho lực lượng thực thi pháp luật trong quá trình xử lý các vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển trái phép các loài ĐVHD, tạo ra những lỗ hổng pháp lý đáng quan ngại.
Thêm vào đó, với vị trí địa lý Việt Nam là cửa ngõ thông thương giữa các nước ASEAN, Nam Mỹ, Châu Phi với Châu Á và các khu vực trên thế giới nên vô hình chung Việt Nam được xác định là nơi tiêu thụ, trung chuyển các loài ĐVHD…
Tất cả những yếu tố trên khiến cho tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, xuất hiện các đường dây, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, với phương thức, thủ đoạn buôn bán, vận chuyển trái phép ĐVHD vô cùng tinh vi, xảo trá trên cả 3 tuyến: đường biển, đường bộ, đường hàng không.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã
Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an, song song với việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ ĐVHD, làm thay đổi thói quen sử dụng ĐVHD để làm thuốc, trang sức, công an các đơn vị, địa phương mà nòng cốt là lực lượng Cảnh sát Môi trường đã đẩy mạnh công tác nắm tình hình, tổng hợp, phân tích đánh giá, kịp thời dự báo chính xác diễn biến hoạt động của tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD nguy cấp, quý hiếm từng địa phương. Từ đó, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp phối hợp với các ban, ngành hữu quan có biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài ĐVHD, quý, hiếm; triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn bán trái phép ĐVHD.
Công tác hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm liên quan đến lĩnh vực bảo vệ ĐVHD cũng được tăng cường. Bộ Công an đã cho phép Cục C05 tham gia hội nghị hợp tác song phương, hội nghị thực thi Pháp luật Liên khu vực về ĐVHD, hợp tác phòng chống buôn bán ĐVHD, khai thác rừng trái phép… với Cục Cảnh sát Môi trường, Bộ An ninh Lào; đại diện UNODC khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương. Và tham gia Ban Chỉ đạo các cơ quan liên ngành về kiểm soát buôn bán các loài ĐVHD; thiết lập đường dây nóng với Uỷ ban Công lý về ĐVHD Hà Lan… Qua đó, góp phần quan trọng vào công tác kiểm soát, bảo tồn, phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm loại ĐVHD trái pháp luật.
Trong 3 năm qua (2017-2020), lực lượng CAND đã phát hiện, xử lý 1.238 vụ; xử lý hình sự 399/453 bị can; xử phạt hành chính trên 9 tỷ đồng đối với 621 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD. Đơn cử như: Công an tỉnh Bạc Liêu phát hiện, khởi tố hình sự đối với 1/33 vụ, thu giữ 1.422kg ngà voi; Công an tỉnh Bắc Giang phát hiện, khởi tố hình sự 2/14 vụ, thu giữ 1 bộ da báo, 225 kg vảy tê tê, 2 cá thể mèo rừng, 12 cá thể gà rừng, 2 cá thể chồn, hàng chục cá thể rắn các loại; Công an tỉnh Bình Phước phát hiện, khởi tố hình sự 7/19 vụ, thu giữ 210 cá thể ĐVHD (gồm tê tê, rắn, rùa, ba ba, dúi, khỉ, chồn, …), 192kg ngà voi, 225kg thịt sản phẩm ĐVHD; Công an tỉnh Đăc Lawk khởi tố hình sự 9/43 vụ, thu giữ 127 cá thể rùa nhóm IB, 2 cá thể tê tê, 7 cá thể vooc, 18 sản phẩm chế tác từ ngà voi và các loại ĐVHD khác.
Công an Hải Phòng khởi tố hình sự 10/11 vụ; Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố hình sự 23/57 vụ, thu giữ 108 cá thể tê tê, 6 cá thể hổ, 101kg thịt hổ, 4 bộ da hổ, 12 bộ xương sọ hổ, 2 bộ xương hổ, 7 khúc sừng tê giác, 6 khúc xương gấu, gần 600kg vảy tê tê, 9 cá thể rái cá, hơn 1000 động vật rừng thông thường khác…
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ ĐVHD chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Tại một số địa phương, công tác phối hợp giữa các lực lượng trong đấu tranh xoá phá các chuyên án về hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời, khiến cho việc trao đổi thông tin, tiến hành bắt giữ, xử lý đối tượng vi phạm chưa mang lại hiệu quả cao.
Việt Nam đã và đang bị nhận định là quốc gia trung chuyển, tiêu thụ ĐVHD lớn trên thế giới.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm trong lĩnh vực này rất cần có sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân sinh sống ở khu vực gần rừng, đời sống vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, sinh kế còn phụ thuộc phần lớn vào việc săn bắn, buôn bán ĐVHD. Cùng với đó là vai trò chủ công của các lực lượng: Công an, Kiểm lâm, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường…,phải phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật trong bảo vệ ĐVHD, chủ động tham gia vào công tác phát hiện, đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm. Đồng thời tăng cường công tác điều tra cơ bản; siết chặt công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các vi phạm; trong đó, chú trọng đấu tranh với nhóm tội phạm rao bán động vật, sản phẩm ĐVHD trên Internet; tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tế công tác đấu tranh phòng chống tội phạm …
Khánh Chi
14:01 21/12/2024
12:29 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết