21:38 03/10/2019 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1176/QĐ-TTg ngày 12-9-2019 về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, quan điểm của Chương trình này là nhằm bảo tồn các loài rùa nguy cấp góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội, các cơ quan quản lý, mọi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Việt Nam sẽ đẩy mạnh công tác xã hội hóa và tăng cường hợp tác Quốc tế trong Chương trình này.
Mục tiêu cụ thể mà Chương trình hướng đến là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo tồn các loài rùa nguy cấp; tăng cường các hoạt động điều tra, đánh giá, nghiên cứu về các loài rùa nguy cấp, đặc biệt đối với các loài rùa nguy cấp quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Xây dựng mô hình, thiết lập, quản lý hiệu quả các khu vực bảo vệ; thực hiện hiệu quả công tác cứu hộ, nhân nuôi bảo tồn các loài rùa nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý, thực thi pháp luật về bảo tồn các loài rùa nguy cấp; nâng cao nhận thức, sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn các loài rùa nguy cấp.
Để được được mục tiêu trên, quyết định này cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp triển khai. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Về tổ chức thực hiện, Bộ TN&MT có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ chủ trì, điều phối, thống nhất thực hiện các nội dung Chương trình; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW triển khai thực hiện; hướng dẫn các địa phương, tổ chức xây dựng, triển khai các dự án bảo tồn các loài rùa nguy cấp; giám sát tiến độ thực hiện, tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá quá trình triển khai Chương trình và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện.
Bộ NN&PTNT được giao chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, các bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình thuộc phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của Bộ; thực hiện lồng nghép các nhiệm vụ bảo tồn các loài rùa nguy cấp trong kế hoạch, chương trình, dự án về lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính tăng cường hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ các loài hoàng dã nguy cấp bao gồm các loài rùa nguy cấp; kiểm soát, quản lý hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu các loài động vật hoang dã nguy cấp, bao gồm các loài rùa nguy cấp và rùa ngoại lai.
Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiểm được ưu tiên bảo vệ, bao gồm các loài rùa nguy cấp. Đẩy mạnh công tác phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài hoang dã, bao gồm các loài rùa nguy cấp. Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ chế hợp tác quốc tế trong điều tra, xử lý các trường hợp buôn lậu quốc tế các loài động vật hoàng dã, bao gồm các loài rùa nguy cấp hoặc có yếu tố nước ngoài liên quan tới Việt Nam; thực hiện hiệu quả các nội dung liên quan trong Chương trình...
UBND các tỉnh, thành trực thuôc TW có trách nhiệm: tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Chương trình; huy động, ưu tiến bố trí các nguồn lực của địa phương để thực hiện; tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn các loài nguy cấp bao gồm các loài rùa; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài nguy cấp. Định kỳ 3 năm một lần gửi báo cáo Bộ TN&MT trước ngày 30-11 của năm...
Các cơ quan, tổ chức trong nước, quốc tế hoạt động liên quan đến bảo tồn các loài rùa được tạo điều kiện tham gia, chủ động đề xuất các hoạt động, dự án bảo tồn các loài rùa nguy cấp, hỗ trợ kinh phó, kỹ thuật cho các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn các loài rùa nguy cấp trong khuôn khổ Chương trình....
KC
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
CATP Hải Phòng chủ động bảo đảm an toàn Lễ Giáng sinh năm 2024
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế