Chuyên mục Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 – Phần II Nghị định số 105/2021/NĐ-CP: Quy định về kiểm soát hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất

14:42 20/06/2023

Tại Điều 21, Chương III, Nghị định số 105/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 4-12-2021, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma túy chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2022, đã đưa ra những quy định chi tiết về công tác “Kiểm soát hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất”.

Theo đó, doanh nghiệp có hoạt động theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 19 của Nghị định này chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện  đến Bộ Công Thương hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Cơ quan cấp phép thì tiến hành tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, thực hiện thông báo tiền xuất khẩu theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 35 của Nghị định này và cấp giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất, thuốc  gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược  chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương. 

Trong thời hạn chậm nhất là 3 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép, cơ quan cấp phép có trách nhiệm gửi giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập đã cấp cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan và gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Công an để phối hợp quản lý, kiểm soát. 

Lực lượng Hải quan có trách nhiệm thực hiện thủ tục và kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật Hải quan. Việc thay đổi mẫu mã, bao bì, thùng chứa của hàng tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập phải được sự đồng ý của Bộ Công Thương và giám sát của lực lượng Hải quan.

Trường hợp phát hiện hàng tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập không đúng với nội dung giấy phép, cơ quan Hải quan tạm dừng các thủ tục hải quan, lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền. Và trong thời hạn chậm nhất là 3 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện sai phạm thông báo trực tiếp qua đường dây nóng cho cơ quan cấp phép và Bộ Công an để phối hợp quản lý, kiểm  soát. 

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông