Chuyên mục Luật Phòng, chống ma túy năm 2021: Những điều cần biết về công tác xác định tình trạng nghiện ma túy

17:34 17/04/2023

Tại Điều 27, Chương V, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 được Quốc hội Khóa XIV chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 11, ngày 30-3-2021, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022, đã đưa ra những quy định chi tiết về công tác xác định tình trạng nghiện ma túy.

Theo đó, công tác xác định tình trạng nghiện ma túy được thực hiện đối với người thuộc 5 trường hợp sau:

a) Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời gian quản lý bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; 

b) Người sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định; 

c) Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc trong thời hạn 1 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; 

d) Người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; 

đ) Người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy. 

Tại các khoản 2, 3, 4, Điều này của Luật cũng quy định rõ Công an cấp xã nơi phát hiện người thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1, Điều này lập hồ sơ đề nghị cơ sở y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy. 

Trường hợp công an cấp huyện, công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện hoặc trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ việc vi phạm pháp luật mà phát hiện trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1, Điều này thì cơ quan công an đang thụ lý lập hồ sơ đề nghị cơ sở y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy. 

Khi có kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy, cơ sở y tế có trách nhiệm gửi ngay kết quả đến cơ quan đề nghị, người được xác định tình trạng nghiện ma túy. 

Cũng tại khoản 5 Điều này của Luật quy định rõ 3 quyền và trách nhiệm của người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy như sau:

a) Được bảo đảm danh dự, nhân phẩm; hỗ trợ đi lại, ăn ở, điều trị hội chứng cai và các bệnh kèm theo trong thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy; 

b) Chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở xác định tình trạng nghiện ma túy; khai báo trung thực với nhân viên y tế về tiền sử sử dụng ma túy, các biểu hiện của việc sử dụng ma túy; 

c) Người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này khi nhận được kết quả xác định là nghiện ma túy có trách nhiệm đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong trường hợp nghiện các chất dạng thuốc phiện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

          Tại các khoản 6, 7 và 8 của Điều này cũng chỉ rõ Chính phủ quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy; hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn để xác định tình trạng nghiện ma túy. Nhà nước bảo đảm kinh phí xác định tình trạng nghiện ma túy đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông