09:28 16/10/2023 Tại Điều 4, Chương I, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 4 khoá XV, ngày 15/11/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023, đã đưa ra những quy định cụ thể về “Đối tượng báo cáo”.
Theo đó, có 2 nhóm đối tượng cần báo cáo, bao gồm: các tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động nhận tiền gửi, cho vay, cho thuê tài chính, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán; phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền; bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính; cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ; môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; đổi tiền.
Và các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây: kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược; kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản; kinh doanh kim khí quý, đá quý; kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.
Tại khoản 3 Điều này cũng quy định rõ chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đáng chú ý, tại Điều 5, Chương I của Luật đã quy định rõ 3 “Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền” như sau: Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.
KC
Khẩn trương điều tra, làm rõ vụ trộm cắp dây cáp điện tại xã Tiền Phong
Công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án hình sự và khuyến cáo với người sử dụng
Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn Hải Phòng
Giúp học sinh, sinh viên trang bị kiến thức để đấu tranh với tệ nạn ma túy
Rèn kỹ năng, luyện bản lĩnh khi tham gia thực hành phòng cháy, chữa cháy
Công an xã Tân Minh (huyện Tiên Lãng): Bắt tại trận đối tượng cướp tài sản ở cửa hàng Winmart
Lan tỏa tình yêu biển đảo, hình ảnh người chiến sĩ Cảnh sát biển đến với thiếu nhi thành phố Cảng
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính trên địa bàn Hải Phòng