14:39 31/10/2023 Mục 2, Chương II, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 4 khoá XV, ngày 15/11/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023, đã đưa ra những quy định cụ thể về “Trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ thông tin, hồ sơ về phòng, chống rửa tiền”.
Cụ thể, tại Điều 24, Mục 2, Chương II của Luật quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền như sau:
Một là. Đối tượng báo cáo là tổ chức phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền bao gồm nội dung chính sau đây:
a) Chính sách chấp nhận khách hàng, trong đó có nội dung về từ chối mở tài khoản, thiết lập mối quan hệ kinh doanh, thực hiện giao dịch hoặc chấm dứt mối quan hệ kinh doanh với khách hàng trong trường hợp đối tượng báo cáo không thể hoàn thành việc nhận biết khách hàng do khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ;
b) Quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng;
c) Chính sách, quy trình quản lý rủi ro, trong đó có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 19 và khoản 2 Điều 34 của Luật này;
d) Quy trình báo cáo giao dịch phải báo cáo;
đ) Quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ; cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ;
e) Lưu trữ và bảo mật thông tin;
g) Áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn giao dịch;
h) Chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
i) Tuyển dụng nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền;
k) Kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.
Hai là. Đối tượng báo cáo là doanh nghiệp siêu nhỏ, cá nhân phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 1 Điều này.
Ba là. Quy định nội bộ phải bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền; phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động và mức độ rủi ro về rửa tiền trong hoạt động của đối tượng báo cáo và được áp dụng, phổ biến trong toàn hệ thống và đại lý của đối tượng báo cáo.
Bốn là. Hằng năm, đối tượng báo cáo phải đánh giá quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Năm là. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết Điều này.
Cùng với đó, tại Điều 25 mục này, Chương II của Luật đã quy định về “Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo” như sau:
Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
KC
11:22 05/03/2025
23:02 17/02/2025
Chuyên mục Luật Thanh tra năm 2022 11 nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh
Chuyên mục Luật Thanh tra năm 2022 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
Hướng dẫn tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố từ ngày 01/3/2025
Chuyên mục Luật Thanh tra năm 2022 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Công an quận Ngô Quyền cứu cụ bà 94 tuổi thoát khỏi đám cháy giữa đêm
Hoàn thành trang trí hoa tươi tại tượng đài nữ tướng Lê Chân
Độc đáo lễ rước của hàng nghìn người dân tại lễ hội Từ Lương Xâm
Đặc sắc Lễ hội Minh Thề - Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia Xuân Ất Tỵ 2025
Sẵn sàng cho Lễ đón danh hiệu Cụm di tích quốc gia đặc biệt Từ Lương Xâm