17:32 05/08/2022 Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; UBND các tỉnh, thành phố, đề nghị có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn xử lý các trường hợp vận chuyển lợn qua biên giới.
Là quốc gia thuộc tốp đầu thế giới về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, trong đó có lợn thịt. Nhưng trong suốt thời gian qau, thị trường trong nước đang gặp nhiều khó khăn về mặt hàng thịt lợn, việc khủng hoảng giá lợn kéo dài liên tục từ năm 2017 đến nay.
Cần phải thấy rằng, lợn là vật nuôi truyền thống có từ lâu đời, là món ăn phổ biến và chiếm tỷ lệ thuộc diện lớn nhất trong cơ cấu thực phẩm hàng ngày trong bữa ăn của người dân Việt Nam, mà các loại thực phẩm khác không thể thay thế hoàn toàn. Chính vì vậy, biến động của giá lợn thịt đã có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường, cụ thể mức chênh lệch từ đáy 15 nghìn đồng năm 2017 đến đỉnh 110 nghìn đồng/kg lợn hơi, trong vòng 5 năm qua dường như chưa từng có tiền lệ.
Về nguyên nhân, có ý kiến cho rằng sau cuộc khủng hoảng nặng nề về giá lao dốc năm 2017, nhiều nhà chăn nuôi cả nước đã phải bỏ cuộc không dám tái đầu tư. Tiếp đó năm 2019, đợt dịch tả châu Phi lại như “dầu đổ vào lửa”, không chỉ làm tổn thất một lượng lớn đàn lợn, mà càng làm các nhà chăn nuôi nhụt chí.
Bối cảnh ấy đã dẫn đến tổng đàn lợn trong nước thâm hụt, trong khi có dấu hiệu cho thấy một lượng không nhỏ lợn thịt đang được xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, khiến cán cân cung – cầu trong nước bị mất cân đối nghiêm trọng.
Bước sang năm 2022, nhờ nỗ lực vào cuộc của Chính phủ, với nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ. Cụ thể bên cạnh khuyến khích tái tạo nguồn lợn thịt trong nước, Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường nhập khẩu lợn giống, lợn thịt nguyên con và thịt lợn đông lạnh số lượng lớn.
Bởi vậy, thị trường lợn thịt đa được vãn hồi, kéo dần về gần mức bình quân như trước thời điểm diễn ra khủng hoảng. Tuy nhiên, sự ổn định chưa được định hình, thì gần đây thị trường lợn thịt lại tái diễn biến động, giá liên tục tăng cao, nguồn cung giảm mạnh, nguyên nhân được cho là một lượng lớn lợn thịt đang được chuyển bán sang Trung Quốc.
Tại văn bản nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát riển nông thôn cũng nhận định: “Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn thú y, hiện nay do sự chênh lệch về giá cả lợn và sản phẩm từ lợn giữa Việt Nam và các nước láng giềng dẫn đến hiện tượng buôn bán, vận chuyện trái phép lợn qua biên giới giữa Việt Nam và các nước có chiều hướng gia tăng”.
Thực tế, trong các nước có chung đường biên giới với Việt Nam, thị trường có thể gây xáo trộn cung – cầu trong nước chỉ có thể là Trung Quốc. Bởi Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng, khi hình thức sinh hoạt, tiêu thụ thực phẩm cơ bản giống nhau, và điều quan trọng nước bạn có tới 1,5 tỷ dân, nguồn cầu vô cùng lớn, vì vậy từ lâu không riêng gì lợn thịt mà đối với mọi nông sản khác, Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ chính.
Trở lại động thái của Bộ NN&PT nông thôn nêu trên, đây là việc hết sức cần thiết, nhưng giá như được đưa ra sớm hơn thì chắc hiệu quả sẽ cao hơn. Mới thấy, trong sự vận động của kinh tế thị trường, chính sách vĩ mô cần hơn tính chủ động, bên cạnh những khái niệm “an ninh lương thực” hay “an ninh năng lượng”, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần lưu ý đến “an ninh thực phẩm”.
Hoàng Minh
17:14 23/12/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết