10:07 26/08/2019 Trong lúc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, thì xung đột thương mại Nhật – Hàn dù ở quy mô nhỏ hơn, cũng góp mặt khá nhiều trong các chương trình thời sự quốc tế.
(Hình ảnh minh họa)
Là hai quốc gia láng giềng có nhiều duyên nợ trong lịch sử, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc lại có quan hệ kinh tế hết sức mật thiết. Tuy nhiên những tranh cãi trong việc giải quyết tồn dư quan điểm từ thời thế chiến thứ Hai luôn là “ngòi nổ” cho các xung đột ngoại giao, và lần này thì liên quan trực tiếp đến kinh tế.
Câu chuyện bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái, khi một tòa án ở Hàn Quốc phán quyết một công ty Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân Hàn, với những gì họ phải gánh chịu khi còn làm việc cho công ty này cách đây hơn 70 năm. Sự kiện gây ra một đợt sóng mới, dẫn đến hệ thống ngoại giao hai bên rơi vào tình trạng “lời qua, tiếng lại”.
Chưa hết, đến lượt kinh tế lâm trận, khi phía Nhật Bản đưa ra đề xuất thắt chặt xuất khẩu sang Hàn Quốc, cụ thể là những mặt hàng quan trọng trong sản xuất điện thoại thông minh và chất bán dẫn.
Cần phải thấy rằng, những năm gần đây Hàn Quốc soán ngôi đầu thế giới về sản xuất điện tử công nghệ cao, chiếm giữ đến 90% thị phần màn hình OLED toàn cầu, những thương hiệu như Samsung, LG… luôn đứng ở tốp sản xuất xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nền công nghiệp của nước này phụ thuộc khá lớn vào sản phẩm công nghệ của Nhật Bản.
Theo ước tính, nếu quan hệ thương mại với Nhật Bản bị hạn chế, thì khoảng trên 1.000 mặt hàng của Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, phía Hàn Quốc dự định sẽ có những biện pháp đáp trả, trong bối cảnh một làn sóng tẩy chay hàng Nhật đang lan tỏa khắp nước này.
Việt Nam là nước có quan hệ ngoại giao và kinh tế mật thiết với cả Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước cũng đồng thời nằm trong nhóm đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, trong đó có Hải Phòng. Căng thẳng thương mại giữa hai nước đương nhiên sẽ tạo ra tác động đến một số ngành sản xuất của nước ta, nhất là công nghệ cao.
Vì vậy chúng ta không hề mong muốn điều này xảy ra, hy vọng rằng hai nước sẽ gác lại những lợi ích cục bộ, để gìn giữ lợi ích lớn hơn mang tầm quốc gia, cũng như trách nhiệm đối với người dân hai nước và quốc tế.
Nhìn từ góc độ khác, tình hình thế giới đang diễn biến khá phức tạp, từ những cuộc chiến nóng bỏng ở trung Đông, đến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Nhật Hàn… càng thấy giá trị đúng đắn trong thông điệp của Đảng và Nhà nước Việt Nam, rằng “Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”.
Có lẽ chính vì chủ trương này, mà chúng ta có quyền tự hào vì một nền chính trị, kinh tế ổn định, giữa vùng sóng nổi.
Hoàng Minh
20:26 28/12/2024
18:37 28/12/2024
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Các hành vi bị nghiêm cấm
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Điều khoản thi hành
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh
CATP Hải Phòng chủ động bảo đảm an toàn Lễ Giáng sinh năm 2024
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế