09:33 19/01/2022 Chủ tịch UBND TP vừa có văn bản chỉ đạo, yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và “đèn trời” trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Pháo nổ sản xuất trái phép bị Công an huyện Kiến Thụy phát hiện thu giữ
Nhìn lại thời gian, đốt pháo dịp tết và những sự kiện quan trọng đã từng trở thành lệ tục trong cộng đồng xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, do những nguyền nhân khác nhau, việc sản xuất và đốt pháo nổ cũng bị biến tướng, gây hoang phí tiền của và để lại không ít hệ lụy như tai nạn, cháy, nổ… thậm chí trong một số vụ án, đối tượng phạm tội còn sử dụng thuốc pháo làm công cụ phạm tội.
Chính vì vậy từ năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 406-TTg ngày 8/8/1994, về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Trong Chỉ thị nêu rõ: “Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Tuất (1994) trên địa bàn cả nước đã có 728 vụ tai nạn do pháo gây ra, làm chết 71 người, làm bị thương 765 người và tiêu tốn 20-30 tỷ đồng…”.
Đó là bối cảnh ra đời của Chỉ thị 406-TTg, kể từ đó đến nay đã gần 30 năm, việc cấm pháo đã được thực hiện thường xuyên, liên tục, được bổ sung bằng nhiều văn bản pháp quy.
Tuy nhiên trên thực tế, dù các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhưng việc sản xuất, buôn bán, tàng trữ và sử dụng pháo, đèn trời trái phép vẫn diễn ra.
Mặc dù trên địa bàn cả nước cũng như thành phố, những vụ việc tai nạn thương tâm do pháo, cháy nhà hoặc cháy rừng do đèn trời luôn được tuyên truyền rộng để cảnh báo.
Bên cạnh đó, dường như không năm nào lực lượng chức năng không phát hiện các vụ việc vi phạm, nhiều đối tượng đã bị khởi tố, truy tố và nhận hình phạt nghiêm khắc. Nhưng hiện tượng vi phạm tiếp tục tái diễn và diễn ra với mật độ dày vào dịp Tết Nguyên đán. Cho thấy tình hình liên quan đến những vi phạm quy định về pháo, đèn trời và các loại vật liệu dễ cháy, nổ vẫn tiềm ẩn phức tạp.
Trở lại với văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP, quan điểm chung về thực hiện công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và “đèn trời” trên địa bàn thành phố dịp này, cốt lõi là phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 an toàn, lành mạnh.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và các địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; các văn bản về cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời”.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp Nhân dân và các hộ kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành các quy định.
Đây là động thái hết sức cần thiết, nhằm tiếp tục góp phần củng cố thiết chế xã hội, vì một thành phố Hải Phòng an toàn và đáng sống. Hy vọng rằng mỗi người dân cần nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm cộng đồng, tuân thủ nghiêm các quy định về pháo nổ, đèn trời.
Không chỉ vì sự an toàn, mà cũng để điều này trở thành nền nếp, góp phần tiết giảm những chi phí không nhỏ trong việc tập trung nguồn lực cho một lĩnh vực không thực sự thiết yếu như đốt pháo nổ.
Hoàng Minh
16:33 22/12/2024
14:01 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết