09:08 27/05/2019 Cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung dường như chưa có hồi kết, khi mà cả hai bên đều đang nỗ lực tìm kiếm những kẽ hở của nhau để “ăn miếng, trả miếng”.
(Ảnh minh họa)
Mới đây, có thông tin cho rằng rất có thể Trung Quốc sẽ áp dụng việc hạn chế xuất khẩu “đất hiếm” sang Mỹ, động thái này nếu trở thành hiện thực sẽ gây khó khăn cho phía Mỹ, nước có nền khoa học công nghệ lớn bậc nhất thế giới, với nhiều ngành sản xuất phụ thuộc vào “đất hiếm”.
“Đất hiếm” là tên gọi một hợp chất gồm 17 nguyên tố hóa học, được ứng dụng để sản xuất các linh kiện quan trọng của nhiều sản phẩm như điện thoại thông minh, tivi, máy ảnh, bóng đèn, xe điện, vũ khí, ứng dụng la-ze… Theo một số liệu thống kê, hiện Trung Quốc là quốc gia sản xuất, xuất khẩu “đất hiếm” chiếm tới hơn 95% tổng lượng toàn thế giới, riêng Mỹ hàng năm phải nhập khẩu 80% nguồn nguyên liệu không thể tái tạo này từ Trung Quốc.
Theo các nhà phân tích, việc trả đũa lẫn nhau sẽ đưa cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng, và gâu hậu quả tiêu cực vào nền sản xuất toàn cầu. Chỉ tính riêng đất hiếm, giả như kịch bản nêu trên xảy ra, đương nhiên các ngành sản xuất liên quan của Mỹ và một số quốc gia khác phải tìm cách khắc phục, bằng cách ủy thác nhập khẩu trung chuyển qua nước thứ ba hoặc nhiều giải pháp phi truyền thống khác. Điều này sẽ dẫn đến chi phí giá thành gia tăng, đương nhiên gánh nặng trên sản phẩm công nghệ sẽ bị đổ vào người tiêu dùng.
Chỉ một loại hàng “đất hiếm” đã như vậy, đương nhiên hàng trăm, thậm chí nhiều hơn nữa những mặt hàng chịu ảnh hưởng từ cuộc đối đầu hai bên chắc chắn cũng phải chịu chung hoàn cảnh. Hậu quả không chỉ các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với Trung Quốc và ngược lại chịu thiệt hại, dẫn tới cả hai nền kinh tế sẽ lao đao, tiếp đến là phản ứng dây chuyền, bởi trên thế giới hiện có nhiều quốc gia lệ thuộc vào hai nền kinh tế này.
Nhiều người lo rằng, nếu diễn biến tiếp tục phức tạp, thì viễn cảnh cho một cuộc “cách mạng thương mại” sẽ ảnh hưởng mang tính xuyên lục địa, khiến kết cấu các ngành sản xuất liên quan sẽ buộc phải thay đổi.
Hy vọng rằng, Chính phủ hai nước sẽ tìm được tiếng nói chung, đề xuất những giải pháp thích hợp thay cho việc châm ngòi nổ vào thị trường thế giới. Bởi trong xu thế hội nhập quốc tế, nếu tình hình xấu thêm, hậu quả sẽ rất khó lường, nhất là đối với những nước đang phát triển, mà Việt Nam không phải ngoại lệ.
Hoàng Minh
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết