08:49 02/12/2018 Nhiều năm qua xuất hiện tình trạng một số nông sản, thủy sản không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán trên thị trường dưới tên gọi của sản phẩm cùng loại Việt Nam như cam Cao Phong, nhãn lồng Hưng Yên, nho Ninh Thuận, khoai tây Đà Lạt hay cá tầm Sa Pa…
Một trong những hình thức chủ yếu mà các nông sản ngoại (chủ yếu là nông sản từ Trung Quốc) thường sử dụng “đội lột” hàng Việt là sản phẩm được nhập về sẽ được thương lái trà trộn cùng với hàng Việt để bán ra thị trường.
Hoặc thay nhãn mác để đổi tên cho sản phẩm. Sở dĩ có hiện tượng trên là bởi lẽ từ lâu mặt hàng này không còn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng như trước đây. Vì vậy để tiêu thụ sản phẩm, vì lợi nhuận, nhiều tiểu thương không còn cách nào khác là phù phép cho các mặt hàng này “thay tên đổi họ” để tiêu thụ trên thị trường.
Hành vi gian lận này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người sản xuất, các doanh nghiệp chế biến nông sản, làm giảm uy tín của sản phẩm Việt mà còn trực tiếp cạnh tranh gay gắt với nông sản Việt và ảnh hưởng không nhỏ tới lòng tin của người tiêu dùng.
Trước hiện tượng nông sản nhập khẩu “đội lốt” hàng Việt có chiều hướng diễn biến phức tạp, vừa qua Bộ Công Thương đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ phân tích, đánh giá cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng này.
Theo đó, để khắc phục tình trạng nông sản nước ngoài “đột lốt” nông sản Việt, Bộ Công Thương đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét: Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành rà soát các quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản, thủy sản tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14-4-2017 của Chính phủ.
Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định như thế nào là sản phẩm của Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước nhằm chống gian lận xuất xứ Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát lại các quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ.
Ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, thiết nghĩ còn cần có sự chuyển biến về nhận thức của các thương nhân trong khâu phân phối sản phẩm. Chỉ khi nào họ không vì lợi nhuận riêng mà đánh đổi sức khỏe, lợi ích của cộng đồng thì vấn đề trên mới được giải quyết thực sự triệt để.
Bùi Hạnh
21:44 24/12/2024
21:20 24/12/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế