11:37 09/11/2019 Thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) là người có BHYT được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh tốt nhất, thuận tiện nhất từ tuyến huyện trở xuống trên địa bàn tỉnh hoặc tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn toàn quốc mà không cần phải đến nơi khám chữa bệnh ban đầu.
Quy định này bắt đầu được thực hiện từ ngày 1-1-2016. Sau một thời gian triển khai, quy định này đã có tác động tích cực đối với cả người bệnh và các cơ sở y tế; đồng thời tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển, hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thực hiện trên thực tế đã phát sinh một số bất cập, đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục.
Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, chỉ 1 năm sau khi áp dụng quy định, năm 2016, mặc dù tần suất khám chữa bệnh chung vẫn tương đối ổn định (1,89 lần/người/năm so với năm 2015 là 1,85 lần/người/năm) nhưng tần suất khám, chữa bệnh bằng BHYT tại các cơ sở tuyến huyện đã tăng lên gần 20% so với năm 2015.
Bên cạnh đó, việc thông tuyến đã khiến giảm hẳn số lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tại trạm y tế xã. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chính sách của nhà nước là hướng về y tế cơ sở mà còn làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh, đồng thời gây quá tải tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện.
Song song với đó là tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT có xu hướng gia tăng. Một số cơ sở y tế có những biểu hiện tiếp thị trong khám chữa bệnh nhằm thu hút người đến khám, chỉ định tăng các xét nghiệm cận lâm sàng, nhất là các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, các loại thuốc đắt tiền…; Một số bệnh viện tuyến tỉnh đã xin xuống tuyến huyện để được áp dụng quy định thông tuyến. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng nhiều người có bảo hiểm đi khám, chữa bệnh nhiều lần trong ngày, tuần, tháng để lấy thuốc. Những điều đó khiến cho quỹ BHYT thường xuyên lâm vào tình trạng bội chi.
Rõ ràng có thể thấy, một chủ trương đúng đắn, vì quyền lợi của người dân đang gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, quan điểm của Chính phủ đã khẳng định, dù xuất hiện hiện tượng tiêu cực nhưng không vì thế mà làm lùi quyết tâm thông tuyến khám, chữa bệnh tuyến huyện.
Và, nâng cao hiệu quả quản lý đã được chỉ rõ chính là giải pháp mấu chốt để đẩy lùi những tác động tiêu cực. Theo đó, muốn giải quyết tận gốc vấn đề thì y tế cơ sở không chỉ được tăng cường về nhân lực, vật lực mà còn đòi hỏi phải đổi mới cả về phương thức hoạt động, cơ chế tài chính. Chỉ có khi tăng cường hơn nữa hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu và dự phòng, quản lý hồ sơ cá nhân và đẩy mạnh mô hình bác sỹ gia đình… thì mới có thể tạo phân tuyến tốt.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng được chỉ rõ là vấn đề sống còn để quản lý, giám định bảo hiểm y tế, hạn chế trục lợi, thực hiện tốt việc quản lý Quỹ bảo hiểm y tế. Ngoài ra, đối với cơ sở y tế cố tình lạm dụng quỹ BHYT, Bộ Y tế cần có biện pháp xử lý mạnh tay, triệt để. Có như vậy thì một chủ trương đúng đắn, có lợi cho người dân mới thực sự phát huy đúng ý nghĩa ban đầu đã đề ra.
Bùi Hạnh
21:44 24/12/2024
21:20 24/12/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế