08:18 25/12/2019 Liên tiếp trong những tháng cuối năm, Tổng Cục môi trường cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó đáng báo động là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và có cả Hải Phòng.
Cũng qua các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, có những ngày bầu trời thủ đô mù mịt khói bụi và Hà Nội được xếp vào tốp 10 thành phố trên thế giới có chỉ số AQI cao nhất là 316, mức nguy hại đối với sức khoẻ người dân.
Ấy thế nhưng, phải tới ngày 16-12 vừa qua, Bộ Y tế mới lần đầu phát đi thông điệp khuyến cáo người dân một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ vào những ngày chất lượng không khí bị ô nhiễm. Đó là người dân, nhất là nhóm người già, người bị mắc các bệnh về hô hấp hạn chế ra khỏi nhà, vận động thể dục thể thao, lao động vào thời điểm không khí được cảnh báo ở mức xấu; khi ra ngoài nên sử dụng khẩu trang, đeo đúng quy cách, bịt kín, khít; vệ sinh mũi, họng, mát bằng nước muối sinh lý sau khi đi ra đường và trước khi đi ngủ…
Đồng thời cũng khuyến cáo người dân theo dõi sát thông tin cập nhật tình hình chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường các địa phương thông báo.
Bộ chuyên ngành khuyến cáo để người dân bảo vệ sức khoẻ cho chính mình, song dường như đây mới chỉ là giải pháp phần ngọn và không ít người có cảm giác hoang mang vì không biết bao giờ chất lượng không khí mới được cải thiện? Nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng không khí liên tiếp ở mức độ xấu? Đâu là giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bền vững?
Các chuyên gia môi trường thì nhận định do nhiều nguyên nhân như khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các công trình xây dựng, từ hoạt động đốt rơm rạ, bếp lò, rồi cả đến yếu tố nghịch nhiệt của thời tiết… Thậm chí, có ý kiến cho rằng, bầu trời thủ đô chỉ có thể trong xanh trở lại nếu có một trận mưa?
Có thể thấy, tình trạng ô nhiễm không khí ở mức nghiêm trọng, song tất cả mới dừng ở mức thông tin, khuyến cáo, còn giải pháp thì rất…nửa vời!
Nhận thức được hậu quả khôn lường từ ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ của người dân, nhất là tỷ lệ các bệnh về hô hấp, mù loà… nhiều quốc gia đã có những giải pháp “mạnh” như hạn chế phương tiện giao thông, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu sạch, phủ bạt, phun nước tại các công trình xây dựng, xử phạt nghiêm những trường hợp để khói bụi phát tán, ảnh hưởng đến cộng đồng…
Đã đến lúc, sức khoẻ của người dân không thể dừng ở mức khuyến cáo, cảnh báo mà cần được các ngành, địa phương vào cuộc làm thực sự để chất lượng không khí được cải thiện, người dân không phải lo ngay ngáy mỗi khi ra đường.
Kim Oanh
21:44 24/12/2024
21:20 24/12/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế