Công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có nghĩa vụ gì về căn cước, CSDLQG về DC, Cơ sở dữ liệu căn cước?

18:03 06/05/2024

Song song với việc bổ sung phạm vi điều chỉnh so với Luật Căn cước công dân năm 2014 về nội dung liên quan đến căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước; bổ sung thêm đối tượng áp dụng là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam, đưa ra những quy định cụ thể về quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC), Cơ sở dữ liệu căn cước, Luật Căn cước năm 2023 cũng đưa ra những quy định cụ thể về nghĩa vụ của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch về căn cước, CSDLQG về DC, Cơ sở dữ liệu căn cước.

Cụ thể, Luật này quy định công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có các nghĩa vụ sau đây: Làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật về căn cước; bảo quản thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước đã được cấp.

Cơ quan quản lý căn cước có 7 trách nhiệm 

Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình để cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử theo quy định của pháp luật về căn cước; cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước khi thực hiện giao dịch có liên quan và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, tài liệu.

Đồng thời, có nghĩa vụ xuất trình thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước hoặc cung cấp số định danh cá nhân khi người có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật; nộp thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cấp đổi, bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định.

Cùng với đó, Luật Căn cước cũng đưa ra những quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước.

Theo đó, cơ quan quản lý căn cước có 7 trách nhiệm sau: Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong CSDLQG về DC, Cơ sở dữ liệu căn cước đầy đủ, chính xác, kịp thời; niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, CSDLQG về DC và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật.

Đồng thời bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong CSDLQG về DC, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử; cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về người dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Cấp, quản lý căn cước điện tử; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này; quản lý về định danh và xác thực điện tử, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về căn cước theo quy định của pháp luật.

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông