17:43 06/05/2016
Trong lĩnh vực y khoa nói chung và trong sản khoa nói riêng, nguy cơ tai biến là không thể tránh được. Tuy nhiên, nếu đơn vị y tế có mô hình quản trị tốt thì xác suất tai biến sẽ giảm thiểu tối đa. Mô hình giám sát thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản là một minh chứng. Nguy cơ của phụ nữ mang thai Thực tế tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cho thấy, có những bà mẹ, khi lên bàn sinh mới biết mình bị bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như u não, hen phế quản, tăng huyết áp. Trong quá trình mang thai không theo dõi nên không phát hiện được tình trạng cạn ối, tiền sản giật, nhau tiền đạo, thai chậm phát triển trong tử cung. Đó chỉ là một trong những tình huống có thể là nguyên nhân dẫn đến tai biến sản khoa, đe dọa tính mạng của cả bà mẹ và em bé. Khi không may xảy ra tai biến, mọi áp lực từ phía gia đình người bệnh bao giờ cũng dồn lên bác sĩ, kíp trực. Họ không hề biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Văn Tâm, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cho biết, trước mỗi ca sinh, kíp trực đều phải đối diện với những vấn đề của sản phụ và em bé như băng huyết, vỡ tử cung, uốn ván rốn, nhiễm trùng bệnh viện, tắc mạch ối, sốc phản vệ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể rõ ràng hoặc không rõ ràng nhưng với các ca bệnh tắc mạch ối, vỡ tử cung, sốc phản vệ, chỉ cần chậm một vài phút, tính mạng người bệnh đã bị đe dọa hoặc nếu sống cũng bị tai biến. Trước thực trạng này, Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản nhận thấy, cần xây dựng được quy trình theo dõi thai và xử trí những tình huống cấp cứu để khi gặp các tình huống như vậy, kíp trực không bị bất ngờ và có kế hoạch điều trị cấp cứu cho bệnh nhân theo hướng tốt nhất. Chị Vũ Minh H, 42 tuổi sau nhiều năm chờ đợi mới có thể có thai nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viên Phụ Sản Hải Phòng. Quá trình mang thai là những giây phút hồi hộp, trông ngóng, lo lắng. Ngoài bất lợi về tuổi tác mang thai, chị H còn bị tiểu đường, tăng huyết áp nên những lo lắng càng nhân lên. Tuy nhiên, do được các bác sĩ theo dõi, chăm sóc, tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt và đưa ra các chỉ định phù hợp trước khi sinh nên chị H đã sinh con hoàn toàn khỏe mạnh. Cũng tương tự, chị Lê Thị H, 27 tuổi đang mang thai tuần 21. Khi có thai 12 tuần, chị tới bệnh viện Phụ sản Hải Phòng khám, các bác sĩ phát hiện chị bị tăng huyết áp. Để đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh, các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã làm hồ sơ để chị H sang bệnh viện chuyên khoa tim mạch điều trị. Bây giờ chị đang mang thai ở tuần 21, huyết áp duy trì ổn định. Đây chỉ là 2 trong số hàng nghìn bệnh nhân đã được giám sát thai kỳ theo kế hoạch sinh. Theo đánh giá của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, có kế hoạch sinh là yếu tố quan trọng hàng đầu trong giảm tai biến sản khoa. Năm 2015, tại bệnh viện này chỉ có 12/18.000 ca đẻ gặp tai biến. Theo thống kê cho thấy, những trường hợp tai biến đều không được giám sát sức khỏe tại các cơ sở y tế chuyên khoa trong suốt thai kỳ. Tại sao kế hoạch sinh và quy trình cấp cứu tốt lại quan trọng? Thực tế cho thấy, đã có nhiều bà mẹ mang thai quan tâm, chăm sóc sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh nhưng vẫn có không ít trường hợp vì quá cẩn thận, mỗi đợt khám khám ở các nơi khác nhau, vì chủ quan không theo dõi hoặc vì lý do kinh tế hay điều kiện y tế ở tuyến cơ sở chưa phát triển nên trong suốt quá trình mang thai, dù cẩn thận hay không thì kết quả khi vào bệnh viện, các thông tin của bác sĩ về bệnh nhân cực kỳ ít ỏi. Chính vì không thuộc tiền sử người bệnh nên trong nhiều tình huống khẩn cấp, bác sĩ buộc phải quyết định dựa trên kinh nghiệm, kiến thức chứ không có sự chuẩn bị trước. Lấy ví dụ một trường hợp bị hen phế quản được chuyển lên từ tuyến dưới. Trong bệnh án không ghi rõ tiền sử bệnh tật, không có đầy đủ các phiếu xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vỡ ối suy thai cấp. Trước tình trạng này, bác sĩ buộc phải đưa ra các quyết định điều trị hợp lý nhất mà không biết rõ về tình trạng hen của bệnh nhân. Trong quá trình phẫu thuật, nếu bệnh nhân lên cơn hen mà không xử trí tốt có thể dẫn đến hậu quả xấu. Vì thế, khám bệnh tại một cơ sở y tế chuyên về sản khoa từ đầu đến cuối thai kỳ là việc làm khẩn thiết. Khi bệnh nhân nhập viện, bác sĩ đã biết rõ bệnh nhân có tiền sử bị bệnh gì không, có thể sinh thường hay sinh mổ, từ đó hoàn toàn chủ động tiếp nhận người bệnh, giảm thiểu những nguy cơ không đáng có. Với những trường hợp được lên kế hoạch sinh, Ban lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cho biết, do đã tiên lượng trước được về kỳ sinh, có kế hoạch cụ thể trên bệnh nhân nên gần như không xảy ra tai biến, và nếu không may có tai biến thì việc xử trí sẽ hiệu quả tối đa. Cùng với việc khuyến khích thai phụ khám và quản lý thai nghén trong suốt thai kỳ tại những cơ sở y tế có chuyên môn về sản khoa, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cũng xây dựng quy trình điều trị cho những trường hợp tắc mạch ối, phản vệ, tiền sản giật, rau tiền đạo, rau cài răng lược, bệnh tim và thai nghén... nhằm hạn chế tối đa những nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Để thuần thục quy trình điều trị cho những trường hợp hiếm gặp này, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tổ chức những buổi thực hành, tập huấn liên tục để nâng cao chuyên môn, kỹ năng cho các bác sĩ, nhân viên trong bệnh viện và các tuyến chuyên khoa. Dựa trên cơ sở quản lý đúng đắn, triển khai hiệu quả, mô hình kế hoạch sinh và xử lý các trường hợp tai biến của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã giúp công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh đạt kết quả, chất lượng. Và điều đáng lưu ý nhất là mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng trong hệ thống sản khoa theo phương thức cầm tay chỉ việc và hội chẩn những ca khó thông qua hệ thống internet, điện thoại. Quỳnh Lam |
10:13 26/10/2024
09:30 25/10/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống ngành Tổ chức xây dựng Đảng (14/10/1930 - 14/10/2024)
Trong 2 ngày, các tổ công tác CATP giúp di chuyển tài sản 133/288 hộ dân tại Nhà A7, A8 Vạn Mỹ
Công an huyện Cát Hải tiếp tế lương thực cho các hộ gia đình bị ngập lụt, cô lập do lụt