22:12 15/05/2024 Chiều 15-5, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng chủ trì hội nghị Thành uỷ, cho ý kiến về chủ trương sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025 và lựa chọn biểu tượng thành phố Hải Phòng.
Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Tùng, Phó bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố; Đỗ Mạnh Hiến, Phó bí thư Thường trực Thành uỷ; Phạm Văn Lập, Chủ tịch HĐND thành phố; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ; Uỷ viên Thành uỷ; lãnh đạo các ngành; địa phương…
Sau sắp xếp, Hải Phòng có 83 phường, 77 xã, 7 thị trấn
Đồng chí Lê Anh Quân, Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố trình bày tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND thành phố báo cáo, trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về các đề án: sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Hải Phòng; sắp xếp ĐVHC cấp xã, thành lập các phường và thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên; sắp xếp ĐVHC cấp xã, thành lập các phường, thành lập quận An Dương và điều chỉnh địa giới ĐVHC giữa huyện An Dương và quận Hồng Bàng; điều chỉnh địa giới ĐVHC huyện An Dương để mở rộng quận Hồng Bàng và sắp xếp, thành lập các phường thuộc quận Hồng Bàng.
Theo đó, quận Ngô Quyền sắp xếp 6 ĐVHC phường để thành lập 2 phường mới, giảm 4 phường. Quận Lê Chân sắp xếp 12 ĐVHC phường để thành lập 4 phường mới, giảm 8 phường. Quận Kiến An sắp xếp 5 ĐVHC phường để thành lập 2 phường mới, giảm 3 phường. Huyện Tiên Lãng sắp xếp 3 ĐVHC xã để thành lập 1 xã mới, giảm 2 xã. Huyện Kiến Thụy xếp 3 ĐVHC xã để thành lập 1 xã mới, giảm 2 xã. Huyện Vĩnh Bảo sắp xếp 15 ĐVHC cấp xã để thành lập 5 xã mới, giảm 10 xã.
Thành phố điều chỉnh 7,27 km2 diện tích tự nhiên (không có người dân sinh sống) tại khu vực đảo Vũ Yên, thuộc phường Đông Hải 1, quận Hải An về xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên quản lý. Đồng thời, huyện Thủy Nguyên sẽ sắp xếp 37 ĐVHC xã, thị trấn hiện có để thành lập 21 đơn vị phường, xã (17 phường và 4 xã mới), thành lập thành phố Thủy Nguyên.
Thành phố điều chỉnh toàn bộ 8,31 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 15.381 người của xã An Hồng; toàn bộ 5,48 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 15.287 người của xã An Hưng và toàn bộ 11,56 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 20.857 người của xã Đại Bản về quận Hồng Bàng quản lý và thành lập 3 phường thuộc quận Hồng Bàng. Quận Hồng Bàng cũng sắp xếp 3 ĐVHCđể thành lập phường Thượng Lý.
Để thành lập quận An Dương, sẽ thành lập 10 phường trên cơ sở sắp xếp 13 xã, thị trấn.
Như vậy, sau khi sắp xếp, thành lập và điều chỉnh, quận Hồng Bàng có 10 phường; quận Ngô Quyền 8 phường; quận Lê Chân 7 phường; quận Kiến An 7 phường; quận Hải An 8 phường; quận Dương Kinh 6 phường; quận Đồ Sơn 6 phường; quận An Dương 10 phường; thành phố Thủy Nguyên 21 phường, xã (17 phường, 4 xã); huyện An Lão 17 xã, thị trấn; huyện Tiên Lãng 19 xã, thị trấn; huyện Vĩnh Bảo 20 xã, thị trấn; huyện Kiến Thụy 16 xã, thị trấn; huyện Cát Hải 12 xã, thị trấn; huyện Bạch Long Vỹ không có ĐVHC cấp xã trực thuộc. Toàn thành phố có 83 phường, 77 xã, 7 thị trấn.
Ban cán sự Đảng UBND thành phố cũng trình Thành ủy phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết chế độ, chính sách khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
Kết luận nội dung này, đồng chí Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu nêu rõ, Thành ủy đồng ý chủ trương về các đề án sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025; giao Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố tiếp tục hoàn thiện hồ sơ các Đề án trình HĐND thành phố xem xét, tán thành chủ trương và thực hiện các trình tự, thủ tục trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Lựa chọn mẫu NTM 787 bản gốc là biểu tượng thành phố Hải Phòng
Đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố trình bày tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND thành phố về lựa chọn mẫu biểu tượng thành phố Hải Phòng.
Theo đó, căn cứ kết quả tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, mẫu biểu tượng NTM 787 bản gốc nhận được bình chọn cao nhất với 15.654 lượt bình chọn trên Cổng bình chọn (tương đương 51%) và 1.124 phiếu chọn (tương đương 42%).
Ban cán sự Đảng UBND thành phố đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đồng ý chủ trương lựa chọn mẫu NTM 787 bản gốc là biểu tượng thành phố Hải Phòng.
Đồng chí Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu kết luận nêu rõ, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đồng ý với đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND thành phố về lựa chọn mẫu NTM 787 bản gốc là biểu tượng của thành phố Hải Phòng./.
Hồng Thanh
20:38 22/12/2024
15:50 22/12/2024
14:00 21/12/2024
13:59 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết