09:43 05/10/2018 Qua quá trình điều tra các vụ án mua bán hóa đơn GTGT từ những năm 2013 -2015, Phòng An ninh điều tra CATP thấy nổi lên một đối tượng thường gọi Thịnh “mặt đỏ” có dấu hiệu liên quan đến các vụ án.
Lê Thanh Phong
Tập trung xác minh về đối tượng, đến giữa năm 2017, các điều tra viên xác định Thịnh “mặt đỏ” chính là Lê Thanh Phong, sinh 1975, ở thôn Vụ Bản, xã Tân Tiến, huyện An Dương (năm 2010, Phong bị TAND quận Ngô Quyền xử 15 tháng tù về tội Mua bán trái phép hóa đơn GTGT nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 30 tháng), hiện cầm đầu một đường dây hoạt động mua bán hóa đơn GTGT cực lớn.
Phạm Văn Trường
Nhằm che mắt cơ quan chức năng, Phong lựa chọn các đối tượng tham gia vào đường dây là những người thân thích. Mọi hoạt động giao dịch của nhóm đối tượng trong đường dây được Phong chỉ đạo lét lút ngay tại nhà riêng của mình ở địa chỉ trên.
Trần Thị Ly
Mặc dù vậy, bề ngoài Phong thể hiện như một “đại gia” và vẫn luôn huênh hoang là có sẵn một hệ thống đàn em với đầy đủ “vũ khí nóng” nghênh chiến với các đối thủ dám cạnh tranh trong làm ăn với Phong.
Nguyễn Văn Tiến
Nhằm triệt xóa đường dây trên, Phòng An ninh điều tra đã báo cáo Giám đốc CATP xác lập chuyên án mang bí số PTL8 để tập trung các lực lượng đấu tranh.
Lưu Văn Hoàn
Liên tục qua 6 tháng vừa xác minh, vừa thu thập các tài liệu, chứng cứ hoạt động phạm tội của các đối tượng, đến ngày 19-1-2018, Ban chuyên án quyết định Phá án. Cùng ngày, khi Phong và đồng bọn sau khi du lịch ở đảo Phú Quốc trở về Hải Phòng, vừa bước qua cửa cảng hàng không Cát Bi thì bị bắt giữ.
Phạm Thị Uyến
Ngay sau đó, Cơ quan điều tra đã đồng loạt thực hiện lệnh bắt khám xét Phong và 7 đối tượng khác trong đường dây này, gồm: Phạm Văn Trường (em rể Phong), sinh 1978; Lưu Văn Hoàn (người thân thích với Phạm Văn Trường) sinh 1984, cùng ở thôn Bắc, xã An Hưng; Trần Thị Ly (em dâu Phong), sinh 1989; Nguyễn Văn Tiến (bạn thân của Phong), sinh 1969, cùng ở thôn Vụ Bản, xã Tân Tiến; Nguyễn Thị Thu Phương, sinh 1991, ở thôn Hạ Đỗ, xã Hồng Phong; Đỗ Thị Thương, sinh 1987, ở thôn Hà Nhuận I, xã An Hòa, cùng huyện An Dương; Phạm Thị Uyến, sinh 1989, ở phường Phù Liễn, quận Kiến An.
Nguyễn Thị Thu Phương
Qua khám xét, lực lượng chuyên án thu giữ số tang vật, gồm: 13 bộ con dấu các công ty ma; 5 máy tính xách tay; 1 CPU máy tính; 46 quyển hóa đơn GTGT; 3 khẩu súng ngắn (loại súng công cụ hỗ trợ) và 36 viên đạn; 790 triệu đồng và nhiều tài liệu, vật chứng khác có liên quan.
Đỗ Thị Thương
Ngày 26-1-2018, căn cứ vào kết quả đã thu thập được, Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Phong và đồng bọn về tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu ngân sách nhà nước (theo Điều 203 BLHS). Quá trình điều tra, Ban chuyên án đã làm rõ:
Từ năm 2015 đến khi bị bắt, Phong cùng đồng bọn đã mua bán trái phép hóa đơn ở 31 công ty ma, xuất bán trái phép gần 7.000 tờ hóa đơn GTGT, ghi khống số tiền hàng hóa dịch vụ hơn 5.000 tỷ đồng (thuế suất 10%) để thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.
Số vũ khí thu giữ
Ngoài ra, Cơ quan An ninh điều tra - CATP còn khởi tố thêm đối với Phong về tội Trốn thuế (theo Khoản 3, Điều 200 BLHS) và làm rõ: Để thực hiện các hành vi phạm tội cùng đồng bọn, Lê Thanh Phong đã thành lập công ty “bình phong” là Cty TNHH xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Lạng Sơn, trụ sở đặt tị thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải.
Qua công ty này, Phong đã làm thủ tục nhập khẩu hàng nông sản với giá trị hơn 325 tỷ đồng cho các chủ hàng để tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, Phong không kê khai thuế tại Chi cục Thuế huyện Cát Hải theo quy định để trốn thuế VAT (5%), chiếm đoạt số tiền tương ứng hơn 16 tỷ đồng cùng đồng bọn chia nhau. Riêng Phong được hưởng lợi trái phép 4,7 tỷ đồng từ các hợp đồng này.
Số con dấu chức danh và dấu công ty ma, thu giữ
Tham gia các hoạt động của đường dây trên cùng Phong, còn có: Phạm Văn Trường với vai trò điều hành hoạt động giao nhận hóa đơn, thực hiện các giao dịch ngân hàng để hợp thức hóa các hành vi phạm tội; Trần Thị Ly với vai trò kế toán tổng hợp, có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành hệ thống kế toán trong việc viết hóa đơn ở các “công ty ma” cho khách hàng và nhận số liệu hóa đơn khách hàng mua; Nguyễn Văn Tiến, giúp Phong việc giao lưu, gặp gỡ “khách hàng” và đưa đón Phong đi lại; Lưu Văn Hoàn làm nhiệm vụ giữ dấu, đóng dấu khống vào các hóa đơn, giao nhận hóa đơn cho khách hàng và kết nối với các kế toán để giao nhận hóa đơn. Còn lại Phạm Thị Uyến, Nguyễn Thị Thu Phương và Đỗ Thị Phương có nhiệm vụ cầm giữ, viết hóa đơn theo chỉ đạo của Trần Thị Ly.
Ngày 24-9, Cơ quan an ninh điều tra CATP đã hoàn thành Kết luận điều tra vụ án, chuyển đề nghị VKSND TP truy tố các bị can về tội danh trên, đồng thời kiến nghị với ngành Thuế và Hải quan cần có biện pháp quản lý chặt chẽ, thường xuyên các hoạt động của doanh nghiệp để sớm phát hiện các dấu hiệu sai phạm, nhằm có biện pháp ngăn chặn; sớm đưa hóa đơn điện tử vào thay thế hóa đơn giấy như hiện nay.
Số hóa đơn, chứng từ thu giữ
Hai ngành Thuế và Hải quan cần có quy chế phối hợp chặt chẽ, thông tin đầy đủ, nhanh chóng về các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, để có biện pháp ngăn chặn hành vi trốn thuế như Lê Thanh Phong và đồng bọn nêu trên.
Khắc Đoàn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết