Khảo sát công tác tiếp xúc cử tri tại Đoàn ĐBQH Hải Phòng

21:28 23/02/2009

Sáng 21-2, Đoàn công tác của Quốc hội do ông Trần Thế Vượng - Ủy viênỦy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội dẫn đầuđã có cuộc làm việc, khảo sát về công tác tiếp xúc cử tri tại Đoàn ĐBQHTP Hải Phòng, phục vụ cho việc triển khai thực hiện Đề án đổi mới côngtác tiếp xúc cử tri theo Nghị quyết số 165/NQ-ĐBQH12 của Đảng đoàn Quốchội.

Trưởng ban Dân nguyện QH Trần Thế Vượng phát biểu tại cuộc làm việc
Trưởng ban Dân nguyện QH Trần Thế Vượng phát biểu tại cuộc làm việc

Tại cuộc làm việc, Đoàn công tác của Quốc hội ghi nhận, trong thời gian qua, hoạt động tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH Hải Phòng và sự phối hợp của MTTQ các cấp đã được thực hiện thường xuyên, đúng quy định theo tinh thần Nghị quyết liên tịch số 06, qua đó đã phát huy tối đa tính hiệu quả các cuộc tiếp xúc và tiếp nhận được nhiều ý kiến phản ánh của cử tri.ư

Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp xúc cử tri cũng còn gặp không ít khó khăn, hạn chế, chẳng hạn như hoạt động tiếp xúc cử tri của các vị ĐBQH kiêm nhiệm còn chưa thực sự chủ động, phụ thuộc vào kế hoạch; thành phần tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri ở một số địa phương chủ yếu là cán bộ và những cá nhân tham gia nhiều lần, trở thành "cử tri chuyên nghiệp", thông tin phản ánh không mới, thiếu kịp thời; nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri đôi khi còn hạn chế.

Mặt khác, việc tiếp thu, phản hồi của các vị ĐBQH đối với các ý kiến của cử tri chưa thực sự thường xuyên, nhiều ý kiến của cử tri được các ĐBQH chuyển tải đến các cơ quan chức năng chưa được giải quyết thấu tình đạt lý, chưa phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân, dẫn đến một bộ phận cử tri, nhân dân thờ ơ với hoạt động tiếp xúc cử tri…

Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng chia sẻ với những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng và cơ bản nhất trí với những kiến nghị, đề xuất của Đoàn ĐBQH thành phố về công tác tiếp xúc cử tri, trong đó có đề xuất áp dụng hình thức gửi phiếu hoặc phát phiếu tại chỗ để thu thập ý kiến cử tri, sau đó sẽ phân loại, tổng hợp và phản ánh với Quốc hội, với các cơ quan trung ương, địa phương…

Ông Vượng cho rằng, thực tế cuộc sống đòi hỏi công tác tiếp xúc cử tri phải được đổi mới toàn diện cả về nội dung, hình thức, cách thức tiếp xúc; nên chăng, việc tiếp xúc cử tri phải được tiến hành một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù, hoàn cảnh thực tế của từng địa phương; đồng thời, trước khi tiến hành tiếp xúc cử tri, cần đưa nội dung kiểm điểm lại những vấn đề mà cử tri đã có ý kiến phản ánh từ kỳ họp trước đã được giải quyết đến đâu…

Ngoài ra, trong cuộc tiếp xúc cử tri, cần mời thêm sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan, ban ngành chức năng của trung ương và địa phương để có thể giải đáp tại chỗ những kiến nghị, thắc mắc của cử tri, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri.

THẾ KHOA


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông