Khó khăn kinh tế, nhiều người bán nội tạng

17:20 27/04/2009

Trong ba tháng đầu năm nay, số người thất nghiệp ở Tây Ban Nha đã vượtqua ngưỡng 4 triệu, một điều chưa từng xảy ra suốt 30 năm qua. Nhiều người phải rao bán một cơ quan nội tạng nhưthận, tuỷ xương hay lá phổi… để có tiền sinh sống  
Trong ba tháng đầu năm nay, số người thất nghiệp ở Tây Ban Nha đã vượtqua ngưỡng 4 triệu, một điều chưa từng xảy ra suốt 30 năm qua. Nhiều người phải rao bán một cơ quan nội tạng nhưthận, tuỷ xương hay lá phổi… để có tiền sinh sống  

Một ca ghép tạng ở châu Âu
Một ca ghép tạng ở châu Âu

Với 4 triệu người không có công ăn việc làm, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay ở Tây Ban Nha đạt 17,63%, cao nhất trong khu vực đồng EURO. Chỉ trong vòng ba tháng, số người thất nghiệp đã tăng thêm hơn 800.000. Và những người này làm gì để sinh sống qua ngày? Tờ Libération có trụ sở tại Madrid trả lời bằng cách giật tít lớn: “Một người Basque, 35 tuổi, khoẻ mạnh, bán thận thuộc nhóm A2+”.

Bài báo cho hay trên trang tin điện tử habitamos.com chuyên về việc mua bán giữa tư nhân, người ta thấy nhiều mẩu tin rao vặt kiểu: “Vì nhu cầu kinh tế, tôi bán một quả thận và tuỷ xương. Giá 40.000 Euro. Vùng Navarre”. Hoặc một tin rao vặt khác: “30 tuổi, khoẻ mạnh, không hút thuốc, không uống rượu, thuộc nhóm máu O+, tôi bán một quả thận với giá 46.000 Euro vì tôi đang ở bên bờ vực thẳm tài chính. Vùng Valencia”.

Theo báo Libération, mấy năm gần đây, báo chí Tây Ban Nha đã đưa tin về những vụ mua bán trái phép cơ quan nội tạng và hiện tượng này đã gia tăng với cuộc khủng hoảng kinh tế. Bộ Tư pháp Tây Ban Nha dự đoán là trong năm nay sẽ có khoảng 70.000 trường hợp đề nghị bán bộ phận cơ thể. Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới, 10% các trường hợp ghép cơ quan nội tạng được thực hiện nhờ vào một cuộc mua bán trái phép.

Điều làm mọi người ngạc nhiên là hiện tượng mua bán bộ phận cơ thể lại phát triển như vậy tại Tây Ban Nha, một trong những cường quốc kinh tế trong Liên minh châu Âu. Thông thường việc mua bán này xảy ra tại các nước như là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Peru…

Chính một trong những tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở Tây Ban Nha, La Facua, đã kéo còi báo động về hiện tượng kể trên. Tổ chức La Facua đã phát hiện khoảng 30 vụ rao bán bộ phận cơ thể trên Internet. Họ đã báo cho Bộ Y tế và đơn vị cảnh sát đặc trách việc truy lùng tội phạm trên Internet. Từ năm 1999, luật pháp Tây Ban Nha trừng phạt không những việc mua bán bộ phận cơ thể mà luôn cả những tổ chức quảng cáo cho việc mua bán này.

ĐỨC DUY (theo RFI)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông