10:50 26/01/2022 Vào dịp Tết, nhu cầu mua bán, sử dụng pháo hoa của người dân rất lớn do đó việc bảo quản, sử dụng pháo hoa không đảm bảo an toàn luôn tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến cháy, nổ.
Các vụ cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản nêu trên có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, trong đó tập trung vào một số nguyên nhân như: Sản xuất kinh doanh pháo hoa không bảo đảm quy trình, quy định về an toàn PCCC; bảo quản, vận chuyển, kinh doanh trái phép pháo hoa; bảo quản, sử dụng không đúng phương pháp, không tuân thủ khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất; chủ quan, bất cẩn trong khi sử dụng pháo làm cháy các vật liệu dễ cháy gây cháy lan, cháy lớn nhất là trong môi trường kín như nhà hàng, vũ trường..
Có thể thấy, các vụ cháy, nổ liên quan đến pháo hoa gây ra hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản. Do đó, để bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng pháo hoa, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý một số nội dung như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sản xuất, bảo quan, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo phải chấp hành nghiêm các quy định tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; QCVN 04:2021/BCA quy định về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng pháo hoa phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chỉ được sử dụng pháo hoa (không tiếng nổ) trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị... mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Tuyệt đối không được mua bán, sử dụng pháo “lậu”.
3. Bảo quản pháo hoa ở vị trí an toàn, cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, bao gói, che chắn, chống va đập và tàn lửa, tránh xa tầm tay của trẻ em.
4. Sử dụng pháo hoa phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, địa điểm đặt giàn pháo phải là nơi bằng phẳng, rộng, cách xa các vật liệu, hàng hoá dễ cháy, không gian trên cao phải bảo đảm thông thoáng, không có vật cản; đặc biệt không sử dụng pháo hoa gần các khu vực cấm như cơ sở sản xuất, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, nhà máy điện, trạm biến áp, kho vũ khí, vật liệu nổ...
5. Nghiêm cấm các hành vi sau liên quan đến việc sử dụng pháo hoa:
- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt pháo hoa;
- Mang pháo hoa, thuốc pháo hoa trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ;
- Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo hoa để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo hoa không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường;
- Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố thuốc pháo để sản xuất pháo hoa trái phép;
- Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo hoa
- Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo hoa dưới mọi hình thức.
- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo hoa, thuốc pháo hoa;
- Không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo hoa, thuốc pháo hoa./.
6. Các cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản và sử dụng pháo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình hoặc hình sự tùy theo mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi gây ra theo quy định tại Điều 389 - Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội gây rối trật tự nơi công cộng và mục II Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 về hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo.
7. Khi xảy ra tai nạn, sự cố cháy, nổ phải nhanh chóng báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp theo số điện thoại 114 để kịp thời cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy./.
Theo Cổng thông tin điện tử Công an thành phố Hải Phòng
13:55 21/12/2024
17:51 20/12/2024
10:21 19/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết