21:33 08/07/2018 Thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng gây tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; xâm hại nghiêm trọng đến ANQG; ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc. Do vậy, cần vạch trần những thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo. Ban Biên tập Báo An ninh Hải Phòng xin giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài viết của Thượng tá Nguyễn Quốc Huy-phó Trưởng Phòng An ninh kinh tế CATP về vấn đề này. Qua đó, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
Chúng ta phải khẳng định, những lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) mang lại đã và đang làm biến đổi toàn diện các mặt của quan hệ sản xuất xã hội truyền thống, được biểu hiện từ quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý đến phân phối sản phẩm và từ quản lý, quản trị truyền thống sang quản lý số.
Con người tương tác, kết nối, chia sẻ thông tin với nhau và gắn kết, tích hợp với vạn vật qua mạng internet (IoT), các hệ thống kết nối internet (IoS).
Các quốc gia đang từng bước xây dựng thành phố “thông minh”, “chính quyền điện tử”, cách mạng công nghiệp 4.0 càng phát triển thì chúng ta càng phụ thuộc nhiều vào hạ tầng công nghệ. Mối quan hệ giữa quyền tiếp cận thông tin chính thống của công dân với phân biệt thông tin xấu độc giả mạo; giữa bảo vệ bí mật nhà nước và bí mật dữ liệu cá nhân với tính tiện ích, đơn giản, chia sẻ, lan tỏa nhanh chóng của mạng xã hội càng phức tạp và nhiều mâu thuẫn.
An ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Đặc biệt, các loại tội phạm phi truyền thống sử dụng không gian mạng để đưa những thông tin xấu độc, giả mạo lên các trang mạng xã hội không những tác động, phủ nhận bản chất của báo chí cách mạng mà còn tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh văn hóa, an ninh xã hội, an ninh trật tự của đất nước, tác động đến niềm tin, tình cảm của các giai tầng xã hội vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong tình hình hiện nay, khi lĩnh vực truyền thông được hưởng lợi ích từ cách mạng công nghiệp 4.0 thì nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, lại bị tác động không mong muốn, ngoài sự kiểm soát bởi “lợi ích phi truyền thống” từ truyền thông đưa lại.
Cụ thể, các thế lực thù địch, bọn phản động và phần tử xấu đã, đang tiếp tục triệt để lợi dụng, khai thác tính lan tỏa nhằm thực hiện “cuộc cách mạng truyền thông” đưa các thông tin xấu độc, giả mạo, những hình ảnh khiêu dâm, kích động bạo lực, kêu gọi hình thành các hội nhóm trái phép, thành lập lực lượng chính trị đối lập hoạt động đối trọng với Đảng; tuyên truyền lối sống thực dụng, hưởng thụ phương tây, kích động hận thù dân tộc; bôi nhọ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Thực tế, chúng muốn làm chuyển biến, thay đổi nhận thức chính trị, không phân biệt được thông tin thật và giả, khiến mọi người dần dần tin vào những thông tin giả mạo, xấu độc dẫn đến mất niềm tin vào cuộc sống, xa rời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
Theo khảo sát của các tổ chức quốc tế, tốc độ phát triển và phổ cập internet ở Việt Nam thuộc top 20 quốc gia có nhiều người sử dụng internet nhất trên thế giới, xếp thứ 7 trong danh sách 10 quốc gia có người dùng Facebook đông nhất thế giới, đặc biệt, có tới hơn 60% người sử dụng thuộc lứa tuổi thanh, thiếu niên - thế hệ quyết định tương lai của đất nước.
Chính vì vậy, các thế lực thù địch và bọn phản động tập trung khai thác tính tiện ích, tính lan tỏa, tính kết nối của mạng xã hội nhằm tác động, hướng lái đến thế hệ thanh thiếu niên từng bước dần thay đổi cách suy nghĩ, cách sống, niềm tin, khát vọng... đối với thế hệ tương lai của nước ta.
Trong một thế giới không gian mạng kết nối rộng lớn, không biên giới với những công dân toàn cầu rất cần có chế tài, một bộ luật để bảo đảm cho mọi người dân tham gia các hoạt động trên không gian mạng được bảo vệ an toàn, bảo vệ bí mật cá nhân và bí mật Quốc gia. Chính vì vậy việc ra đời Luật an ninh mạng là một đòi hỏi hợp quy luật, tất yếu khách quan trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0..., và ngày 12-6-2018 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức bấm nút biểu quyết thông qua Luật an ninh mạng với 7 chương 43 điều có hiệu lực từ ngày 1-1-2019.
(còn nữa)
Thượng tá Nguyễn Quốc Huy - Phó Trưởng Phòng An ninh kinh tế - CATP Hải Phòng
15:49 22/12/2024
13:55 21/12/2024
17:51 20/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết