Mì chính - kẻ thù nguy hiểm ẩn nấp trong căn bếp

15:02 17/04/2016

Liệu mì chính (bột ngọt) có thực sự an toàn cho sức khỏe như những gì các nhà khoa học đã công bố?
 
 Mì chính - kẻ thù nguy hiểm ẩn nấp trong căn bếp (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Mì chính - kẻ thù nguy hiểm ẩn nấp trong căn bếp (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Bột ngọt hay còn gọi là mì chính (chứa chủ yếu Monosodium glutamate - MSG) được sử dụng như một phụ gia thực phẩm để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng việc sử dụng bột ngọt làm gia vị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, điển hình là chứng dị ứng.
 
Hiện có nhiều tranh cãi về độ an toàn của loại phụ gia này. Nhiều bằng chứng cho rằng bột ngọt (mì chính) có hại cho sức khỏe của người sử dụng. Như vậy, thực chất bột ngọt là gì và nó gây ra những tác hại gì đến sức khỏe con người?
 
Bột ngọt liệu có an toàn không?
 
Mặc dù nhiều chứng cứ về độ độc hại của mì chính đã được đưa ra, nhưng trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được mối quan hệ giữa bột ngọt và các phản ứng phụ ở sức khỏe con người. Nhiều người đã báo cáo về các phản ứng của họ sau khi ăn thức ăn có cho chất phụ gia này, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng.
 
Vào năm 2014, Tổ chức Nghiên cứu Dinh dưỡng Lâm sàng đã công bố mối liên hệ giữa bột ngọt và các phản ứng dị ứng ở một số người bị nổi mề đay mãn tính. Tuy nhiên, hầu hết các báo cáo chỉ đưa ra các triệu chứng nhẹ như da ngứa ran, đau đầu, cảm giác bỏng rát ở ngực. Việc sử dụng một lượng lớn mì chính được cho là nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên.
 
Năm 1995, sau khi xem xét cá báo cáo, Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố rằng chất phụ gia MSG được “công nhận an toàn” như các loại muối và hạt tiêu. Đến năm 2009, một báo cáo được đăng trên tạp chí  Clinical & Experimental Allergy cũng đưa ra kết luận tương tự.
 
Mặc dù được công nhận là chất phụ gia an toàn, nhưng bột ngọt vẫn có tác dụng phụ, đặc biệt ở trẻ em. Một nghiên cứu năm 2011 của Tạp chí “Nutrition, Research and Practice” đã tiết lộ mối liên hệ giữa bột ngọt và chứng viêm da ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, điều này vẫn đang được nghiên cứu sâu và kĩ hơn.
 
Các triệu chứng dị ứng bột ngọt
 
Các nhà khoa học đã đưa ra những triệu chứng thường gặp của người dị ứng với bột ngọt như đau đầu, nổi mề đay, nghẹt mũi và chảy nước mũi, đau ngực nhẹ, mặt đỏ bừng, tê hoặc rát ở vùng xung quanh và trong miệng, mặt sung phù và đổ mồ hôi.
 
 Mì chính có liên quan đến chứng dị ứng? (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Mì chính có liên quan đến chứng dị ứng? (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Bên cạnh đó, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm: Tức ngực, tim đập nhanh, khó thở, sưng cổ họng, sốc phản vệ.
 
Nếu các triệu chứng này xảy ra 2 giờ sau khi sử dụng mì chính, các bác sĩ cho rằng bệnh nhân đã dị ứng với chất phụ gia này. Đặc biệt, hiện tượng tim đập nhanh, nhịp tim bất thường, giảm lưu lượng khí vào phổi là các triệu chứng cơ bản để xác định dị ứng bột ngọt.
 
Phương pháp điều trị dị ứng bột ngọt
 
Hầu hết dị ứng bột ngọt là phản ứng nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên khi các triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ, bệnh nhân cần được điều trị ngay lập tức bằng  Adrenalin (Epinephrine -  một hóa chất làm hẹp mạch máu và mở đường dẫn khí trong phổi).
 
Bệnh nhân cần được nhập viện cấp cứu ngay lập tức nếu có biểu hiện khó thở, sưng môi hoặc họng, tim đập nhanh, tức ngực.
 
Việc điều trị tốt nhất là tránh sử dụng thực phẩm có chứa chất gây dị ứng đó. Tuy nhiên điều khó ở đây là bột ngọt được coi là thành phần nổi bật trong nhiều loại thực phẩm khác khác. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, MSG có thể tìm thấy trong hầu như tất cả các loại thực phẩm. Bột ngọt chiếm liều lượng cao trong các loại thực phẩm có chứa nhiều Protein như thịt, gia cầm, phô-mai, cá.
 
Vì lí do có thể có tác dụng phụ mà các sản phẩm có chứa MSG đều phải ghi bổ sung chất phụ gia này trên nhãn.
 
Những người bị dị ứng bột ngọt nên tránh sử dụng các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp. Thay vào đó, nên lựa chọn các thực phẩm tươi sống bao gồm trái cây, rau quả, các loại thịt hữu cơ cho các bữa ăn.
 
Ngoài ra, có thể sử dụng thay thế các loại thực phẩm chế biến từ thịt sấy, nước hầm từ gia cầm, protein thủy phân được sử dụng làm chất kết dính hoặc làm tăng hương vị. Như vậy, các nhãn hiệu thực phẩm có thể tham khảo như thịt bò khô, gà, …
 
Tuy nhiên, chỉ một phần rất nhỏ người sử dụng bị dị ứng với bột ngọt. Hầu hết dị ứng bột ngọt thường ở dạng nhẹ. Nên cố gắng tránh sử dụng các loại thực phẩm được liệt kê có chứa nhiều MSG ở trên. Cho đến khi có công bố chắc chắn xác nhận chất MSG an toàn, hãy sử dụng bột  ngọt thận trọng cho mọi người và đặc biệt ở trẻ em.
 
Theo Hằng Thu (Theo Healthline)/Báo giao thông


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông