Mô hình nuôi hươu lấy nhung hộ ông Nguyễn Văn Chinh: Nghề “mới”... kiếm lời “dễ”

09:07 20/01/2020

Hộ ông Nguyễn Văn Chinh, ở xã Lê Lợi, huyện An Dương là một trong số ít hộ tiên phong của thành phố mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém năng suất sang lập trạng trại nuôi ong lấy mật, hươu lấy nhung, kết hợp trồng cây thanh long. Sau những vấp ngã của những năm đầu chập chững bước vào nghề giờ đây ông Chinh đã trở thành một lão nông nuôi hươu, ong lớn nức tiếng một vùng.
Ông Chinh khoe vườn Thanh long vừa cho thu hoạch quả, vừa là nguồn thức ăn quen thuộc của đàn Hươu

Cơ duyên với nghề...

Trạng trại hộ ông Nguyễn Văn Chinh, sinh 1966, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nông dân xã Lê Lợi, huyện An Dương, một trong những hội viên sản xuất kinh doanh giỏi của huyện nhà rộng trên 1.000m2, nằm giữa cánh đồng bạt ngàn màu xanh của cỏ cây, hoa lá. 

Theo sự chỉ dẫn của ông Chinh thì hươu là động vật hoang dã, rất nhát nên hết sức rón rén, cẩn trọng chúng tôi mới vào được phía trong của trang trại. Một cảnh tượng xưa nay hiếm ở chốn thôn dã đã dần hiện ra trước mắt chúng tôi: Ngoài những chú “lộc” – hươu mọc sừng non đang ở trong chuồng, đàn hươu sao thuộc đủ lứa tuổi, có con đang nằm phơi mình trên bãi cát, con lại thảnh thơi gặm cỏ bỗng giật thột. Con nào con nấy nháo nhác chạy khi thấy bóng dáng người lạ.

Ông Chinh chia sẻ: Cơ duyên đưa đẩy ông Chinh đến với nghề nuôi hươu là những tháng ngày lặn lội đi buôn chè ở Thái Nguyên kiếm sống ông có gặp, thân rồi học mót được cách nuôi từ một người bạn dân tộc. Năm 2005, thấy một cán bộ Hội Nông dân huyện có nuôi hươu nên gia đình ông Chinh quyết định mạo hiểm chuyển đổi diện tích cấy lúa kém năng suất sang lập trạng trại nuôi ong lấy mật, hươu lấy nhung, kết hợp trồng cây thăng long.

Đàn hươu ở trang trại ông Chinh

Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân các cấp về nguồn vốn, năm đầu gia đình ông Chinh mua được 4 con hươu, giá trên 10 triệu đồng/con. Nuôi được năm trước, năm sau thấy có lời nên gia đình quyết định đầu tư lớn, mang sổ đỏ đi cầm cố mượn được 200 triệu đồng vào Nghệ An mua thêm 8 con hươu về nuôi. Do chưa có hiểu biết đầy đủ về đặc tính của loài Hươu nên khi mua gia đình không chú ý đến tuổi tác, cứ thấy “đẹp” là mua. Mua về năm trước, năm sau hươu được tầm 15, 16 tuổi, gặt rét thế là lăn ra chết. 3 năm đầu gia đình ông Chinh thiệt hại 12 con hươu (trên, dưới 150 triệu đồng).

Sau mỗi “vấp ngã” như vậy, ông Chinh không hề nản lòng. Được sự hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật của Hội Nông dân huyện, xã; cộng thêm ý chí ham học hỏi, quyết tâm làm giàu, ông Chinh đã không ngừng mày mò, tìm kiếm tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi hươu, ong trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ những người nuôi trước và những kinh nghiệm đúc rút được từ thực tế chăn nuôi để làm giàu kinh nghiệm cho bản thân.

Hiện, tổng quy mô trang trại của gia đình ông Chinh được mở rộng lên 3.500m2. Riêng diện tích chuồng trại là 1.000m2 với trên 40 con Hươu và trên 200 đàn ong. Diện tích còn lại ngoài trồng Thanh Long ruột đỏ, gia đình ông Chinh còn trồng thêm củ canh mang lại nguồn thu khá lớn. Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu được 20kg nhung hươu, trị giá 400 triệu đồng và 1.000 lít mật ong, trị giá 250 triệu đồng. Trừ chi phí đi, nguồn lời thu được từ cây củ, quả và nuôi hươu, ong mang lại cho gia đình đạt trên dưới 500 triệu đồng/năm.

Đàn Hươu nhác nhác chạy khi thấy có người lạ

“Nuôi hươu rất nhàn lại không tốn chi phí”...

Hiện, trang trại gia đình ông Chinh tạo việc làm ổn định cho 2 lao động, với mức thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ vậy, ông Chinh luôn sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật nuôi ong, hươu, dựng chuồng trại, chọn hươu giống cho bà con các huyện lân cận khi có nhu cầu.

Bật mí về nghề nuôi hươu, ông Chinh chia sẻ: Hươu là động vật hoang dã, rất nhát. Chúng có vòng đời khoảng trên dưới 20 năm. Khai thác được khoảng 18 năm. Hươu được 2 tuổi sẽ bắt đầu mọc nhung. Từ năm 5 tuổi đến 10 tuổi sẽ cho lấy nhung 2 lần/năm. Dưới 5 tuổi và trên 10 tuổi cho lấy nhung năm 1 lần. Những chú hươu nhanh nhẹn, mắt sáng, cao, đứng ngơ ngác thường là những chú hươu tốt, khỏe mạnh. Nuôi hươu rất nhàn lại không tốn chi phí. Thức ăn ưa thích của chúng chỉ là các loài cỏ màu xanh, chát, đắng, vỏ quả, thân cây, hoa chuối. Ngoài nguồn thức ăn (cỏ, cành cây Thăng Long... ) có sẵn trong trang trại, trung bình 1 ngày gia đình ông Chinh chỉ mất 15, 16 nghìn tiền xăng xe đi thu gom vỏ ngô, mít, dứa... về cho hươu ăn là được. Hươu lại ít bệnh tật, thường chết do già. Để phòng bệnh cho chúng, hàng ngày cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, kiểm tra thể trạng của đàn hươu 1, 2 lần để kịp thời phát hiện con nào có biểu hiện chán ăn, mắc bệnh thì tìm các loài “cây độc” như: lá xoan, bạch đàn, đào thậm chí là lá ngón hái về cho hươu ăn sẽ khỏi bệnh. Tuyệt đối không tiêm kháng sinh vì loài hươu hễ tiêm là chết.

Đáng chú ý, ngoài việc có thể tự chăm sóc, cắt sừng, chế biến nhung hươu, ông Chinh còn có thể tự nấu cao hươu già nên tận dụng được tối đa giá trị đàn hươu mang lại. Tất cả sản phẩm: nhung, cao hươu, mật ong và Thăng Long, củ canh thu hoạch được của trang trại gia đình ông Chinh đều trở thành thương hiệu, nức tiếng một vùng, được người dân cũng như thương lái khắp nơi tìm về thu mua, tấm tắc ngợi khen...

Khánh Chi

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông