18:00 30/06/2020 Mississippi hiện là tiểu bang cuối cùng ở Mỹ sử dụng lá cờ có in biểu tượng liên quan đến Liên minh miền Nam, vốn bao gồm những bang ủng hộ chủ nghĩa nô lệ ở miền Nam nước Mỹ trong thời kỳ nội chiến.
Các nhà lập pháp tiểu bang Mississippi (Mỹ) ngày 28/6 đã bỏ phiếu thông qua dự luật về việc bỏ biểu tượng được cho là thể hiện sự phân biệt chủng tộc khỏi lá cờ chính thức của tiểu bang.
Hạ viện Mississippi đã thông qua dự luật trên với 91/23 phiếu ủng hộ, trong khi Thượng viện thông qua với 37/14 phiếu ủng hộ. Thống đốc bang Mississippi Tate Reeves tuyên bố ông sẽ ký thành luật nếu dự luật trên được cơ quan lập pháp tiểu bang thông qua.
Mississippi hiện là tiểu bang cuối cùng ở Mỹ sử dụng lá cờ có in biểu tượng liên quan đến Liên minh miền Nam, vốn bao gồm những bang ủng hộ chủ nghĩa nô lệ ở miền Nam nước Mỹ. (Nguồn: Getty Images)
Theo dự luật, một nhóm gồm 9 thành viên sẽ được thành lập để thiết kế mẫu cờ mới của tiểu bang không sử dụng biểu tượng gây tranh cãi trên. Sau đó, người dân của tiểu bang sẽ bỏ phiếu về việc có sử dụng mẫu cờ đã được thiết kế lại hay không vào tháng 11 tới.
Nếu người dân không đồng ý thiết kế mới này, Mississippi sẽ không có cờ tiểu bang cho đến khi mẫu thiết kế mới được chấp thuận.
Cờ tiểu bang Mississippi được đưa vào sử dụng từ năm 1894 có ba sọc đỏ, trắng và xanh cùng với biểu tượng chữ thập được quân đội các bang miền Nam sử dụng trong thời kỳ nội chiến 1861-1865, bao gồm cả Mississippi.
Mississippi hiện là tiểu bang cuối cùng ở Mỹ sử dụng lá cờ có in biểu tượng liên quan đến Liên minh miền Nam, vốn bao gồm những bang ủng hộ chủ nghĩa nô lệ ở miền Nam nước Mỹ trong thời kỳ nội chiến.
Những người phản đối cho rằng những biểu tượng như tượng đài, cờ... của liên minh này cổ xúy cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, trong khi phe ủng hộ cho rằng đó là những di sản và văn hóa của miền Nam. Hiện tại bang Mississippi có 38% dân số là người Mỹ gốc Phi.
Cờ của tiểu bang Mississippi đã thu hút lại sự chú ý sau khi xảy ra làn sóng biểu tình trên khắp nước Mỹ trong thời gian qua nhằm phản đối tình trạng bạo lực sắc tộc liên quan vụ người đàn ông da màu George Floyd tử vong do bị cảnh sát trấn áp mạnh tay.
Nhiều tượng đài các nhân vật lịch sử đã trở thành nạn nhân của các cuộc biểu tình.
Cảnh sát đã buộc phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông biểu tình tìm cách xô đổ tượng đài cố Tổng thống Mỹ Andrew Jackson (Tổng thống Mỹ giai đoạn 1829-1837) trong công viên cạnh Nhà Trắng. Người biểu tình tìm cách hủy hoại tượng đài để phản đối ông này vì trước đây có chính sách hà khắc với thổ dân Mỹ./.
Theo TTXVN
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết