16:14 26/03/2021 Nhân Ngày thế giới phòng chống lao 24-3, Phóng viên An Ninh Hải Phòng có cuộc phỏng vấn TS.BS Nguyễn Quang Chính, Giám đốc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hải Phòng về công tác truyền thông phòng bênh lao phổi trên địa bàn và những mục tiêu ngành y tế thành phố đặt ra trong thời gian tới
Phóng viên: Với mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, truyền thông về phòng chống căn bệnh nguy hiểm này đang được cơ quan chức năng ngành y tế thành phố thực hiện thế nào thưa ông?
TS.BS Nguyễn Quang Chính: Để chấm dứt bệnh lao, thì đi cùng các mục tiêu, hành động chiến lược hay cụ thể là hoạt động truyền thông, để đạt kết quả như kế hoạch chương trình đề ra. Người làm truyền thông thì bất kể là ai, tôi hay bạn, nếu chúng ta có kiến thức, muốn làm việc gì đó để chung tay chấm dứt bệnh lao. Đối tượng truyền thông bao gồm người lãnh đạo các cấp, những người thực hiện hoạt động Phòng chống Lao, đặc biệt người thụ hưởng là người dân cộng đồng, là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Hoạt động truyền thông bao gồm các hoạt động trực tiếp và gián tiếp; được thiết kế, tổ chức phù hợp theo từng giai đoạn, từng năm để nhắm tới đối tượng đích, hướng tới thay đổi kiến thức thái độ và hành vi của họ trong phòng chống lao. Nội dung truyền thông có thể là pháp luật, chính sách về phòng, chống bệnh lao, tiêm vắc xin phòng Lao, biểu hiện thường gặp của bệnh Lao, sự nguy hiểm của Lao kháng thuốc, rồi đến tuân thủ điều trị lao... đặc biệt để mọi người chủ động tiếp cận sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao do ngành y tế cung cấp; không mặc cảm kỳ thị đối với bệnh lao; khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống bệnh lao.
Phóng viên: Xin ông cho biết những yếu tố trọng tâm để chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu chấm dứt bệnh lao theo chương trình đã đặt ra?
TS.BS Nguyễn Quang Chính: Nhiệm vụ trọng tâm đi vào 2 mục chính. Thứ nhất là làm thế nào phát hiện được tỷ lệ cao nhất, sớm nhất tất cả các bệnh nhân lao để điều trị khỏi cho họ, làm hết nguồn lây. Thứ hai là phải hành động sớm hơn; tức là điều trị dự phòng, chữa sớm cho những trường hợp lao tiềm ẩn (những trường hợp nhiễm lao nhưng chưa tiến triển thành bệnh lao), nhất là với những người có nguy cơ trở thành bệnh lao.
Được biết, Chương trình Chống lao Quốc gia đã đề ra chiến lược cụ thể, chuẩn bị trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Hành động quốc gia chấm dứt bệnh lao đến năm 2030”. Chương trình gồm: 1 cam kết, 2 đột phá, 3 vận động. Cụ thể, Thứ nhất là cam kết chấm dứt bệnh lao từ Chính phủ, các hệ thống chính trị cho đến các cấp chính quyền, Bộ Y tế và của nhân dân.
Thứ Hai là đột phá về công nghệ và đột phá về tiếp cận. Đột phá về công nghệ là sự thay đổi những kỹ thuật, phương tiện chẩn đoán mới có độ nhạy cao, như: kỹ thuật xét nghiệm Genexpert thay thế hoàn toàn cho soi kính hiển vi; đồng thời có thêm những thuốc mới, phác đồ điều trị mới...
Đột phá về tiếp cận là làm sao để chủ động đem dịch vụ đến cho mọi người. Chương trình Chống lao Quốc gia hiện đang áp dụng chiến lược 2X (X- quang để sàng lọc và Xpert để khẳng định bị lao). Chương trình có Xquang di động, có máy xét nghiệm Xpert di chuyển đến các địa phương để chụp X-quang, sàng lọc nhanh nhất những trường hợp mắc lao với độ nhậy trên 90%. Chiến lược 2X sẽ giúp phát hiện chủ động những nhóm người có nguy cơ mắc lao dù chưa có triệu chứng; chẩn đoán được nhiều nhất số người bị lao ở cộng đồng mà không cần đến cơ sở y tế.
Thứ Ba là vận động cộng đồng, tổ chức, quốc tế; vận động cộng đồng, các cấp chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương quan tâm đến việc phòng chống bệnh lao. Nếu toàn thể hệ thống chính trị, các đoàn thể cùng vào cuộc, nhất định sẽ thành công.
Phóng viên: Theo ông công tác truyền thông rất quan trọng. Xin ông nói rõ hơn nhiệm vụ của công tác này trong chiến lược chấm dứt bệnh lao vào năm 2030?
TS.BS Nguyễn Quang Chính: Truyền thông ở đây có 3 ý. Thứ nhất là làm thế nào để các cấp chính quyền hiểu, để ban hành chính sách cần thiết, đầu tư nguồn lực, vật lực, ủng hộ các hoạt động.
Các cấp chính quyền, hay địa phương cần coi việc chống lao cũng như một nhiệm vụ an sinh xã hội. Truyền thông cần phải làm nhiều hơn, thường xuyên đa dạng hơn chứ không chỉ mỗi dịp Ngày thế giới phòng chống lao 24/3.
Thứ hai cần truyền thông là cộng đồng hiểu bệnh lao không đáng sợ như tưởng tượng. Bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi được, đó không phải bệnh di truyền nhưng là một bệnh lây truyền. Nếu không phát hiện kịp thời, người thân sẽ là những người bị lây nhiễm đầu tiên. Truyền thông cũng cần giúp cộng đồng biết cách để phát hiện bệnh sớm; có những hiểu biết, thực hành và thái độ đúng mực với bệnh Lao và bệnh nhân lao.
Ví dụ: Chương trình Chống lao Quốc gia đặt mục tiêu 20 triệu phụ nữ trong 20 triệu gia đình biết về bệnh lao và thực hành bảo vệ gia đình mình không bị lao. Chương trình nhấn mạnh vai trò của phụ nữ vì người phụ nữ là người chăm sóc tốt nhất, chi tiết nhất cho gia đình. Ngoài ra, Đoàn Thanh niên cũng là lực lượng xung kích, do đó, chương trình kêu gọi 10 triệu thanh niên cùng tham gia hành động.
Thứ ba truyền thông cần góp sức huy động xã hội. Bệnh nhân loa thường nghèo, nghèo và bệnh tật thường đi cùng nhau. Nghèo nên không có điều kiện chăm sóc sức khỏe, khám điều trị bệnh triệt để, bệnh là nguyên nhân khiến sức khỏe giảm sút không thể học tập lao động bình thường được, do vậy, Bệnh nhân Lao rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Năm nay, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nên việc vận động nguồn lực cho Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh Lao rất khó khăn (quỹ PASTB). Qua đây, ngành y tế cũng kêu gọi cộng đồng hãy chung tay ủng hộ quỹ, bằng cú pháp nhắn tin TB gửi 1402 là chúng ta đã đóng góp 20.000đ giúp đỡ người bệnh Lao. Và đây cũng là một trong những nội dung cần tăng cường truyền thông và ngành y tế đã đưa nội dung này vào trong Chương trình Mít tinh ngày thế giới phòng chống lao 24/3/2021 tại thành phố Hải Phòng, qua đó vận động toàn xã hội chung tay thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao.
Phóng viên: Xin rân trọng cảm ơn ông!
Vũ Duyên (thực hiện)
13:56 26/12/2024
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
CATP Hải Phòng chủ động bảo đảm an toàn Lễ Giáng sinh năm 2024
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế