01:40 07/04/2016
Chiều 6/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trình danh sách nhân sự bầu Thủ tướng thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng vừa thôi chức. Người được giới thiệu là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chiều nay, Quốc hội sẽ thảo luận tại đoàn về danh sách đề cử. Trong quá trình này, đại biểu có quyền ứng cử, đề cử. Việc bầu Thủ tướng mới sẽ diễn ra vào sáng 7/4. Ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay 62 tuổi, quê ở Quảng Nam. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12; đại biểu Quốc hội khóa 11, 13.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, ông làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau đó làm Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Học xong quản lý hành chính nhà nước tại Học viên Hành chính Quốc gia, ông về làm Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Thời gian này, ông tiếp tục học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore. Giai đoạn 1997-2009, ông Phúc làm Phó Chủ tịch kiêm trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam rồi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hai nhiệm kỳ 1999-2004 và 2004-2009. Tháng 3/2006 đến 5/2006, ông làm Phó tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hơn một năm từ tháng 6/2006 đến tháng 8/2007, ông là ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách khóa 11. Ông làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng từ tháng 8/2007 đến năm 2011. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 năm 2011, ông được phê chuẩn làm Phó Thủ tướng.
Đại biểu Bùi Thị An kỳ vọng, tân Thủ tướng sẽ có kế hoạch, chương trình hành động, mục tiêu cho từng năm. Bà lấy ví dụ, năm đầu tiên sau khi tiếp quản nhiệm kỳ của Thủ tướng cũ, tân Thủ tướng sẽ xem lại các vấn đề nổi cộm nhất như bộ máy hành chính, tình trạng tham nhũng... "Tôi mong sẽ có đột phá ở việc tinh giản bộ máy, biên chế, bởi con người là quan trọng nhất, máy móc có hiện đại đến đâu cũng phải có con người. Khi con người làm việc có hiệu quả, kỷ cương được đảm bảo tốt, môi trường trong sạch thì tất cả mọi việc sẽ tốt hơn", bà An nói. Nữ đại biểu thành phố Hà Nội cũng mong muốn, ngoài việc trung thành với tổ quốc, nhân dân, tổ chức thực hiện thật tốt công việc, thì tân Thủ tướng cần lắng nghe người dân. "Nếu không lấy sự hài lòng của dân làm thước đo chính mình thì sẽ không đạt được yêu cầu", bà An nhắn nhủ. Còn đại biểu Đỗ Văn Đương thì cho rằng tân Thủ tướng cần làm cho các Bộ, ngành, địa phương nói đi đôi với làm, làm phải có báo cáo, kiểm soát, người làm sai phạm phải bị xử lý. Ngược lại, những người làm tốt thì được biểu dương, khen thưởng. "Người dân bỏ tiền nuôi cán bộ thì cán bộ phải có đóng góp chứ không thể đứng trong bóng tối gắp thịt nạc", ông Đương nói. Trong bối cảnh hiện nay, ông cũng mong tân Thủ tướng có nhiều quyết sách đẩy mạnh phát triển kinh tế, chi tiêu ngân sách hiệu quả để giảm nợ công, giảm bội chi. Quan trọng hơn, tân Thủ tướng cần cùng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước có quyết sách quyết liệt chống cho được tham nhũng từ vặt đến lớn. Theo Hoàng Thùy - Võ Hải/Vnexpress |
13:56 26/12/2024
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
CATP Hải Phòng chủ động bảo đảm an toàn Lễ Giáng sinh năm 2024
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế