Phòng, chống Covid-19: Bài học từ châu Á

08:19 31/03/2020

Số ca nhiễm virus corona ở phương Tây đang tăng vọt. Tuy muộn, nay nhiều quốc gia đã công bố các biện pháp quyết liệt, bao gồm đóng cửa trường học, hạn chế tự do trong các hoạt động của đời sống xã hội.

Ban đầu, dịch tấn công Trung Quốc và nhiều quốc gia ở châu Á, trong đó, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản là những quốc gia sát Trung Quốc, nhưng dịch bệnh đã được kiểm soát chặt chẽ và kiềm chế hiệu quả, được Tổ chức Y tế thế giới (WTO), LHQ và các nước trên thế giới.

Hiện nay, khi so sánh con số ca nhiễm và ca tử vong giữa Đông Á và Đông Nam Á với châu Âu và Mỹ, mới thấy sự chủ quan, “khinh địch” của phương Tây khiến họ phải trả giá đắt.

Phải thừa nhận, sự chủ quan trước hết đến từ Tổ chức Y tế thế giới khi chần chừ trong việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp là đại dịch. Thậm chí, khi châu Âu đã vượt Trung Quốc về số tử vong, trong tuyên bố của WTO, lãnh đạo tổ chức này còn trấn an người dân thế giới rằng, sẽ không có gì nghiêm trọng hơn và tình hình sẽ không đáng lo ngại.

Hàn Quốc có chính sách sàng lọc người nhiễm virus quyết liệt nhất thế giới.  Nguồn: TTXVN

 

Đặc biệt với sự chủ quan của giới chức và người dân Mỹ, quốc gia này đang trở thành tâm dịch mới của thế giới, dịch bệnh cũng đã xuất hiện trên tất cả các bang, trong bối cảnh các cuộc vận động cử tri trở nên gay cấn để bầu ra người kế nhiệm Tổng thống D.Trump.

Trong ứng phó với dịch bệnh, phương Tây đã tỏ ra chậm chạp hơn các nước Đông Á và Đông Nam Á bởi đánh giá sai tình hình, chỉ coi COVID-19 như dịch cúm thông thường, vẫn vô tư tổ chức những “bữa tiệc” văn hóa, nghệ thuật và thể thao hoành tráng và khẩu trang là thứ họ căm ghét.

Điều quan trọng nữa, Covid-19 lây lan nhanh và đặc biệt nguy hiểm với người lớn tuổi hoặc có sức đề kháng kém. Ở các nước Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có truyền thống nhiều thế hệ sống chung. Vì vậy, khi cách ly tập trung trong các đoạn phố, thành phố, người già, người bệnh được chăm sóc chu đáo hơn, sự bảo vệ cũng được tốt hơn, giúp giảm thiểu được sự lây lan bước đầu.

Trong khi đó ở nhiều nơi thuộc châu Âu và nước Mỹ, mật độ dân số có phần thưa thớt hơn trong không gian rộng lớn, cuộc sống luôn khép kín,  dẫn đến sự cô đơn của người già, người đau yếu, bệnh tật. Ngoài ra, đại đa số người già đều sống tập trung trong trại dưỡng lão. Vì vậy, số ca lây nhiễm và tử vong thường tăng theo cấp số nhân.

Trong làm xét nghiệm, Hàn Quốc là ví dụ điển hình, các ca nhiễm ban đầu tăng rất nhanh. Nhưng Hàn Quốc đã nhanh chóng phát triển bộ xét nghiệm virus. Hàn Quốc thực hiện khoảng 10.000 xét nghiệm mỗi ngày, miễn phí, qua đó, thực hiện kịp thời các biện pháp y tế.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Việt Nam đã trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới phát triển được các bộ kít xét nghiệm phát hiện virus với giá thành hợp lý. Nhiều quốc gia trên thế giới đã tin tưởng và đặt hàng Việt Nam. Ngược lại, việc xét nghiệm ở châu Âu và Mỹ luôn chậm chễ. Nhiều người gặp trở ngại khi muốn được xét nghiệm, và chi phí thường cao. Tại nước Anh, chỉ những người nhập viện mới được xét nghiệm thường xuyên. Điều này khiến Anh khó để xác định các ca nhiễm với triệu chứng nhẹ.

Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện xét nghiệm những người có triệu chứng là chưa đủ. Điều then chốt trong phòng, chống dịch chính là truy tìm những người tiếp xúc với những người đã nhiễm virus, Việt Nam và một số quốc gia châu Á đã làm rất tốt công tác này. Từ chỗ ráo riết truy tìm từ phía các cơ quan chức năng, sự truy tìm được huy động rộng rãi trong cộng đồng để tránh bỏ sót mầm bệnh, rồi sau đó tiến hành cách ly triệt để, nghiêm túc và dài ngày, tập trung tại các cơ sở bảo đảm các điều kiện. Trong khi đó, tại châu Âu và Mỹ, cách ly chỉ đến từ sự tự giác, tại nhà.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh – Đây là điều mà châu Âu và Mỹ đã rút ra được từ thành công của các nước châu Á.

Trần Hoàng

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông