21:59 04/11/2017 Như tin đã đưa, những cơn bão cuối mùa vừa qua đã để lại hậu quả nặng nề cho thị trường cả nước. Chỉ tính trên địa bàn thành phố, giá rau xanh đã có lúc tăng liên tục trong thời gian dài, nhiều loại thực phẩm khác cũng giữ giá cao. Tuy nhiên, đến thời điểm này giá rau đã giảm nhiệt, trong khi giá gạo đang tăng khá mạnh.
Giá rau dần ổn định
Với lượng tiêu thụ khá mạnh, việc cung cấp rau xanh cho thị trường thành phố từ lâu được hình thành 3 nguồn chính: nguồn tại chỗ từ các vùng trồng rau thuộc các huyện ngoại thành, nhưng chủ yếu là các loại rau có thời gian bảo quản ngắn; nguồn lân cận từ các tỉnh Hải Dương và Thái Bình, ngoài các loại rau giống như của Hải Phòng tự cung, còn có thêm bí đao, khoai tây, khoai sọ, cà rốt, hành tỏi; phần còn lại cơ bản được nhập từ Trung Quốc, cũng là bí đao, bắp cải, ngọn su su, cải trắng, khoai tây, cà rốt… Theo các thương lái, các cơn bão dù không lớn nhưng đem lại nhiều đợt mưa kéo dài, gây úng lụt các vùng nguyên liệu, đồng thời cản trở lưu thông đã khiến giá rau tăng mạnh.
Điều đáng nói là, cùng thời gian này, sự kiện giá xăng dầu, giá gas cũng được điều chỉnh tăng liên tục, phần nào đã “góp gió thành bão”, kích vào cường độ tăng của các mặt hàng thực phẩm nói chung và rau xanh nói riêng. Mặc dù vậy, sau gần một tháng kể từ khi các cơn bão cuối mùa đổ vào miền Bắc và miền Trung, giá rau xanh sua khi lên đỉnh, nay đã giảm đáng kể dù chưa trở về với vạch xuất phát trước đó. Cụ thể, so với mức giá của tháng 8, nhiều loại rau được cung tại chỗ đã giảm tới gần một nửa, như muống giảm từ 17.000 đồng xuống còn 10.000 đồng/bó; dền – mồng tơi và cải xanh các loại từ 10.000 đồng còn 5.000 đồng/bó… Các loại rau củ nhập từ bên ngoài cũng giảm mạnh, như bí đao từ 30.000 đồng giảm còn 17.000 đồng/kg; bắp cải từ 20.000 đồng giảm còn 10.000 đồng/kg; đậu cô-ve từ 40.000 đồng giảm còn 25.000 đồng/kg…
Diễn biến thị trường mấy năm gần đây cho thấy, giá rau xanh thường tăng giảm phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, nên yếu tố thời tiết chỉ mang tính cục bộ. Tuy nhiên đợt này thì khác, như đã nói ở trên do thời tiết diễn biến quá phức tạp, mưa lớn kéo dài và trên diện rộng kéo dài từ Bắc đến Nam, nên mọi vùng nguyên liệu đều bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, việc tái tạo nguồn rau diễn ra chậm hơn so với tình trạng của mọi năm. Nhưng theo ông Nguyễn Văn Thắng – một thương lái buôn rau ở xã Đại Bản (An Dương), thì hiện lứa rau xanh vụ đông đầu tiên của Hải Phòng và các tỉnh lân cận đã bắt đầu được thu hoạch. Cùng với đó, nguồn rau củ quả nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đã được lưu thông, đây là hai nguyên nhân cơ bản khiến giá rau giảm nhiệt những ngày gần đây.
Giá gạo tăng mạnh
Trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua, giá gạo trên thị trường thành phố đã có đợt tăng, tính chung cho cả hai tháng thì mức tăng khoảng 7%. Bước sang tháng 10, giá gạo tiếp tục tăng mạnh, và tại thời điểm này gạo đã tăng khoảng 12% chỉ trong vòng một tháng. Còn tính từ đầu năm, mặt hàng lương thực trọng yếu này đã đạt mức tăng 20%.
Kết quả khảo sát trên thị trường thành phố, những loại gạo bình dân như Q, si… vốn chỉ để làm nguyên liệu cho việc chế biến các loại bún, bánh, nấu rượu và hàng cơm vỉa hè, thì trong tháng 10 đã tăng từ 11.000 đồng lên 13.000 đồng/kg; gạo tẻ thơm bình dân như BC tăng từ 12.000 đồng lên 14.000 đồng/kg, gạo bắc hương tăng từ 14.000 đồng lên 17.000 đồng/kg; tương tự các loại gạo ngon như Tám thơm, hương lài sữa… cũng đều tăng từ 15% đến 20%. Đáng chú ý là, hiện vụ mùa đang được thu hoạch rộ vụ ở ngoại thành, theo thông lệ hàng năm thì các đại lý sẽ giảm giá gạo cũ để nhập gạo mới. Nhưng diễn biến ngược chiều hiện nay có thể coi là bất thường, vì gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu có giá ổn định nhất trong 5 năm qua.
Ở Hải Phòng diện tích cấy hiện nay khoảng trên 35.000 héc-ta, mỗi năm cung ứng khoảng gần 500.000 tấn thóc. Tuy nhiên thành phố vẫn phải nhập gạo từ miền Nam hoặc các địa phương lân cận như Nam Định, Hải Dương, Thái Bình... Theo giải thích của ông N.- một chủ đại lý gạo trên đường Ngô Gia Tự, có nhiều nguyên nhân tác động vào giá gạo thời gian qua. Thứ nhất do ảnh hưởng của thời tiết, nhiều vùng chịu thiệt hại nặng đang có nhu cầu lớn về gạo; thứ hai cũng vì lý do tương tự nên lượng gạo của Hải Phòng cũng như các tỉnh lân cận được bán ra giảm mạnh so với mọi vụ mùa khác; thứ ba vì là thời điểm cuối năm nên lượng gạo được thu mua để bù vào các hợp đồng xuất khẩu cũng rất lớn; thứ tư, một số lượng gạo không nhỏ sẽ được Nhà nước tích trữ phục vụ mục tiêu an ninh lương thực…
Nghĩa là nguyên nhân thời tiết có ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất, đơn cử như Hải Phòng, vụ mùa bị thiệt hại nặng do lúa trỗ bông đúng vào đợt mưa, lại thêm sâu bệnh và nạn chuột, khiến năng suất chỉ đạt khoảng 53 tạ/ha, so với mức 69,5 tạ/ha của vụ đông-xuân cùng năm nay. Mặc dù vậy, cũng theo ông N. thì thời gian tới giá gạo có thể sẽ tiếp tục tăng, nhưng chưa phải là điều đáng lo ngại, vì bản chất xuất phát điểm của gạo thấp (bình quân 15.000 đồng/kg), nên chỉ tăng 1.000 đồng/kg thì chỉ số so sánh đã rất lớn. Hơn nữa, trong nhiều năm nay gạo thuộc diện giảm phát nếu so với các mặt hàng khác, chiếm tỷ lệ không cao trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày nên việc tăng 20% không gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt cộng đồng.
Lê Minh Thắng
19:11 30/12/2024
20:40 23/12/2024
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Các hành vi bị nghiêm cấm
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Điều khoản thi hành
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh
CATP Hải Phòng chủ động bảo đảm an toàn Lễ Giáng sinh năm 2024
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế