09:37 02/11/2021 Như tin đã đưa, ngày 1-10-2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký (thay Thủ tướng) Quyết định số 1658/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Chiến lược này nhằm góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, vừa thịnh vượng kinh tế, vừa bền vững môi trường và công bằng xã hội.
Chương trình phối hợp với TP Kitakyushu (Nhật Bản) tuyên truyền phân loại rác thải đầu nguồn cho học sinh Hải Phòng
Kỳ 1- Nhận diện mô hình tăng trưởng xanh
Đã từ lâu, màu xanh được coi là biểu tượng của sức sống, tiêu biểu cho quá trình luân chuyển, kết nối trường tồn trong không gian thông thoáng, mạnh mẽ, đã vượt qua những quan niệm ngôn ngữ thuần túy, trở thành khái niệm mở, gắn với sự phát triển bền vững. Trên lĩnh vực kinh tế, một mô hình phát triển với ngụ ý như vậy đã được đề xuất, không chỉ đáp ứng các yêu cầu thời đại, mà còn đảm bảo sự an toàn bền vững cho các thế hệ kế tục sau này.
Theo định nghĩa của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP): “Tăng trưởng xanh với trụ cột là kinh tế xanh (Green Economy) nhằm cải thiện hạnh phúc con người, công bằng xã hội và giảm thiểu đáng kể những nguy cơ kiệt quệ về môi sinh... làm chậm lại sự gia tăng của hàm lượng các-bon và ngăn chặn biến đổi khí hậu, có lợi cho sức khỏe con người, bảo đảm tính chịu đựng của hành tinh và sự sống còn của nhân loại”.
Như đã nói ở trên, đây là khái niệm mở, không chỉ hạn hẹp trong yếu tố ngôn ngữ là “màu xanh”, nội hàm của nó rất rộng, việc định nghĩa phụ thuộc vào khả năng tư duy mang tính hệ thống.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, điều quan trọng nhất là tăng trưởng xanh kết hợp giữa 3 thành tố bền vững: kinh tế, môi trường và xã hội. Đó là những hoạt động tạo ra giá trị hữu ích, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng, đảm bảo công bằng xã hội và được xã hội hưởng ứng.
Trong đó kinh tế xanh được phân loại thành nhiều nhóm như tăng trưởng xanh, công ăn việc làm xanh, kinh tế vòng chuyền, kinh tế sinh thái… với 9 nguyên tắc phát triển bền vững, ứng dụng trên 11 lĩnh vực như nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc xây dựng, tài nguyên môi trường, du lịch dịch vụ và các lĩnh vực khác.
Những năm gần đây, việc lựa chọn phương thức tăng trưởng xang được nhiều nước đặc biệt quan tâm, nhất là những nước đang phát triển. Dựa trên những mô hình và cơ sở nghiên cứu khoa học đã được thực hiện thành công, tăng trưởng xanh chính là bước khởi đầu cho nền kinh tế mang những yếu tố bền vững đó.
Ở đây, đáng lưu ý là nó mang lại hai mặt tích cực nhất: bền vững xã hội và bền vững sinh thái. Bền vững xã hội là kinh tế tăng trưởng nhưng xã hội vẫn ổn định, không có xáo trộn do việc huy động mọi lực lượng xã hội vào quá trình phát triển. Bền vững sinh thái là quá trình tăng trưởng nhưng đồng thời bảo vệ được các nguồn lợi thiên nhiên và sinh thái, cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, phục vụ cho hôm nay và giữ gìn cho thế hệ mai sau.
Khu Công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
Mô hình kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đã được đề xuất khá sớm tại Việt Nam, với vị thế là một trong những quốc gia có tốc độ thu hút đầu tư và tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong hàng thập kỷ qua.
Được thể chế hóa tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, về “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Chính vì vậy, với Quyết định Quyết định số 1658/QĐ-TTg vừa được ban hành, một nữa khẳng định quyết tâm đầy trách nhiệm của Việt Nam trong lộ trình chung, mang xu thế tất yếu toàn cầu.
Theo đó, 6 quan điểm được đề cập tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg được nêu rất cụ thể. Với ý cí chủ đạo tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường để phát triển kinh tế bền vững, dựa trên cơ sở khoa học hiện đại và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Mô hình tăng trưởng xanh của Việt Nam dựa vào quá trình thay đổi các mô hình tăng trưởng khác, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, góp phần giảm nạn đói nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đối với Hải Phòng, từ 10/10/2013 Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 72-KL/TW, định hướng “Hải Phòng cần phát triển theo hướng phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế để xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại…”. Trên nền tảng chiến lược đó, theo Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam, UBND TP đã phân công trách nhiệm cụ thể cho 14 sở, ngành, đơn vị trực thuộc.
Trong đó xác định 13 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu: nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh phù hợp với từng giai đoạn; nghiên cứu các mô hình xanh; đẩy mạnh Đề án tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng; đổi mới công nghệ, nghiên cứu ứng dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh vào sản xuất…
Thành phố Hải Phòng cũng đã phối hợp với thành phố kết nghĩa Kitakyushu (Nhật Bản), hoàn thiện kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh trên địa bàn Hải Phòng, triển khai 15 dự án thí điểm trên lĩnh vực này. Đồng thời, Hải Phòng đã phối hợp với các tổ chức quốc tế khác như IUCN, OECD… tổ chức các hội thảo và xây dựng chính sách trong thực hiện tăng trưởng xanh.
Lê Minh Thắng (Còn nữa)
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết