18:14 17/06/2015
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, sáng 16-6, dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi). Dự thảo Bộ luật có tổng số 443 điều (tăng 99 điều so với Bộ luật hình sự hiện hành), trong đó giữ nguyên nội dung 43 điều, bãi bỏ 06 điều, bổ sung mới 68 điều và sửa đổi 329 điều (trong đó có 51 điều được tách ra từ 20 điều của Bộ luật hình sự hiện hành). Theo đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (thành phố Hồ Chí Minh), Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long) và một số ý kiến khác cho rằng để bảo đảm tính khả thi, chất lượng và hiệu quả của dự án Bộ luật, việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Bộ luật lần này trước hết, cần tập trung giải quyết những vấn đề thực sự vướng mắc làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã được làm rõ trong quá trình tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự , chỉ bổ sung những vấn đề mới khi thực sự cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hoàn thiện chính sách hình sự của Đảng và nhà nước. Các đại biểu Trần Xuân Hùng (Hà Nam); Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội); Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) và nhiều ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự án Bộ luật này. Tuy nhiên, trong điều kiện Quốc hội khóa 13 chỉ còn 3 kỳ họp, việc ban hành Bộ luật hình sự (sửa đổi) có ý nghĩa rất quan trọng, đây là cơ sở pháp lý để xây dựng các đạo luật khác như: Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật tạm giữ, tạm giam. Do đó, sau khi Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, đề nghị Quốc hội xem xét tổ chức lấy ý kiến nhân dân về một số vấn đề quan trọng còn nhiều ý kiến khác nhau, làm cơ sở cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật. Giảm tử hình là một chủ trương lớn của Đảng được thể hiện trong các nghị quyết về cải cách tư pháp và trong thực tiễn lập pháp hình sự Việt Nam. Chủ trương này phù hợp với tinh thần bảo vệ các quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013 và xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam. Xung quanh vấn đề hạn chế hình phạt tử hình, tại phiên thảo luận sáng nay, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội thể hiện sự tán thành với định hướng tiếp tục hạn chế hình phạt tử hình ở cả 3 phương diện: giảm bớt số tội danh có hình phạt tử hình; quy định điều kiện chặt chẽ nhằm hạn chế các trường hợp áp dụng hình phạt tử hình và mở rộng hơn đối tượng bị kết án tử hình nhưng không phải thi hành án tử hình nhằm thể hiện rõ sự khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước. Tuy nhiên, về giảm bớt số tội danh có hình phạt tử hình, nhiều ý kiến đề nghị chưa nên bỏ hình phạt tử hình đối với các tội: Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, Tội chống loài người, Tội phạm chiến tranh vì đây là loại tội nghiêm trọng nhất trong các tội đặc biệt nghiêm trọng và xét về ý nghĩa chính trị, chừng nào còn duy trì hình phạt tử hình thì không nên bỏ hình phạt tử hình ở các tội danh này. TTX |
10:28 23/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết