16:37 07/03/2017
Chỉ sau 2 ngày được tiêm chất làm đầy, mũi của cô gái Quảng Ninh bầm tím, bác sĩ xác định cánh mũi trái bị hoại tử không thể phục hồi nên phải phẫu thuật ghép da. Cô gái trẻ đến một thẩm mỹ viện tại Hà Nội để tiêm chất làm đầy mong muốn mũi cao, thon hơn. Cô được tiêm 3 mũi chất làm đầy (filler) của Hàn Quốc ở dọc sống mũi với giá 3 triệu đồng. Ngay sau tiêm, có một đường trắng xuất hiện từ gốc mũi chạy dài lên trán bệnh nhân. Sang ngày thứ 2, vệt trắng chuyển dần sang đỏ tím rồi lan xuống bao trùm toàn bộ đầu mũi, đau rát. Theo giáo sư Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Saint Paul (Hà Nội), cô gái trẻ đến viện khám trong tình trạng toàn bộ cánh mũi trái bị hoại tử, bọng nước xuất hiện nhiều ở tháp mũi và đầu mũi. Các bác sĩ đã can thiệp lấy hết phần chất làm đầy, điều trị thương tổn. Một tháng sau bệnh nhân sẽ phải ghép da vì vùng hoại tử cánh mũi trái không thể phục hồi. Filler là chất làm đầy có hoạt chất sinh học, Bộ Y tế cho phép sử dụng một số ít cho mục đích thẩm mỹ. Chúng có cấu tạo từ axit hyaluronic, một thành phần nằm trong da người. Chất này được tiêm vào dưới da sẽ thấm hút nước phồng lên tăng thể tích, có tác dụng làm căng bề mặt da, cho làn da bóng, đẹp nên sử dụng để nâng mũi, căng ra mặt, bơm môi, làm cằm… Khoảng 12 tháng sau tiêm, chất làm đầy đào thải ra ngoài và phải tiêm lại nếu muốn duy trì kết quả thẩm mỹ. Một chất lạ như filler đưa vào cơ thể có thể gây phản ứng như dị ứng, viêm. Nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc có thể để lại hậu quả cho sức khỏe và thẩm mỹ. Trên thị trường có nhiều nguyên liệu bơm đầy môi không rõ nguồn gốc như collagen kém chất lượng, collagen làm từ da trâu (còn gọi là keo da trâu). Những chất này được tiêm vào cơ thể ngay dưới da có thể nhanh chóng đông cứng và vón cục. Silicon lỏng cũng được cảnh báo khi vào cơ thể sẽ đóng cục tại chỗ, thậm chí lan đến nhiều nơi trên cơ thể mà khó lấy hết và dễ gây viêm nhiễm. Tiêm các chất làm đầy không đảm bảo chất lượng, trôi nổi, không đảm bảo vệ sinh có thể gây bội nhiễm nhiễm trùng vùng tiêm. Hiện Hà Nội có hơn 30 cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ và hàng trăm spa chăm sóc sắc đẹp. Nhu cầu làm đẹp của phụ nữ ngày càng nhiều. Nhiều người không đến các cơ sở uy tín mà ham "của rẻ" để làm đẹp gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo Hà An/Vnexpress |
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết