01:47 06/11/2015
Người bào chữa là người được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ, những người khác được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ủy quyền mời hay được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư phân công văn phòng luật sư cử hoặc đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nhằm làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp đỡ họ về mặt pháp lý để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Để tạo điều kiện cho người bào chữa tham gia tố tụng, khoản 4 Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do”. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy quy định trên đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện thuận lợi để người bào chữa thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật; một số trường hợp có vướng mắc, khó khăn, thì không phải do quy định của pháp luật mà là do quá trình tổ chức thực hiện, cần được rút kinh nghiệm. Vì vậy, chúng tôi không đồng tình với quy định tại khoản 3 Điều 123 dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi): “Trong thời hạn 6 giờ đối với trường hợp bào chữa cho người bị bắt, 12 giờ đối với trường hợp bào chữa cho người bị tạm giữ, 24 giờ đối với trường hợp bào chữa cho bị can, bị cáo, kể từ khi nhận được đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, cấp Giấy đăng ký người bào chữa; nếu từ chối cấp Giấy đăng ký người bào chữa thì phải có văn bản nêu rõ lý do”, bởi lẽ với thời hạn trên, cơ quan tiến hành tố tụng không có đủ thời gian để xác minh những thông tin liên quan đến người được cấp Giấy đăng ký bào chữa, nhất là những trường hợp không được bào chữa theo quy định tại Khoản 3 Điều 67 dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi). Chẳng hạn với thời hạn 06 giờ, cơ quan chức năng không thể xác minh người đề nghị cấp Giấy đăng ký bào chữa có phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; đang áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hay không... Do vậy, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 theo hướng: “Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét, cấp Giấy đăng ký người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa, nếu từ chối thì phải nêu rõ lý do”. Lê Tiến |
14:01 21/12/2024
12:29 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết