12:32 29/09/2020 Sáng 29-9, tại Trung tâm Hội nghị thành phố đã diễn ra Hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc lần thứ 55. Hội nghị do UBND thành phố Hải Phòng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức, với sự tham dự của hơn 300 nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu lịch sử. Các đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Nguyễn Văn Tùng – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, cùng các đồng chí Ủy viên BTV Thành ủy, lãnh đạo UBND thành phố, đại diện các ban ngành cùng đông đảo giới sử học cả nước đã tới dự.
Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố tặng quà Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Đây là hội nghị chuyên ngành khảo cổ học lần đầu tiên được tổ chức tại Hải Phòng, nhằm thông báo các phát hiện mới về khảo cổ học trên cả nước, trong đó có di tích bãi cọc Cao Quỳ tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình phát biểu tại hội nghị
Phát biểu chào mừng hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình vui mừng thông báo với các đại biểu về những kết quả nổi bật, toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội của thành phố trong thời gian qua.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể Thao thành phố Lê Văn Quý phát biểu tại hội nghị
Đồng thời cho biết, Hải Phòng là vùng đất có di tích đậm đặc với 879 di tích, trong đó 506 di tích đã được xếp hạng các cấp, có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 115 di tích quốc gia và 389 di tích thành phố; 474 lễ hội và 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Các đại biểu dự hội nghị
Trên địa bàn thành phố có 50 di tích thờ Ngô Quyền, 13 di tích thờ Lê Đại Hành, 81 di tích thờ Trần Hưng Đạo. Hải Phòng có các di chỉ khảo cổ học có giá trị tầm quốc gia đã được các nhà khoa học công bố như: Khu Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Khu Di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà, Di chỉ khảo cổ Cái Bèo...
Một điều đặc biệt của thành phố trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học và nhân dân.
Từ sự phát hiện của nhân dân, sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo thành phố cùng sự vào cuộc của các cấp chính quyền và các nhà khoa học, những kết quả nghiên cứu bước đầu được công bố, đã phát hiện ra các dấu tích vật chất của những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trên sông Bạch Đằng: dấu tích bãi cọc Cao Quỳ, bãi cọc Đầm Thượng tại huyện Thủy Nguyên.
Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích, thành phố đã quan tâm đầu tư dự án xây dựng tuyến đường vào Khu bảo tồn Bãi cọc Cao Quỳ. Đây là phát hiện có ý nghĩa lớn với lịch sử thành phố, là niềm tự hào của nhân dân cả nước nói chung và thành phố nói riêng, nơi tạo lên nguồn cảm hứng mãnh liệt trong mạch nguồn lịch sử của dân tộc ta.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố hoan nghênh và khẳng định, đây là diễn đàn để các nhà khoa học thông báo, chia sẻ kết quả nghiên cứu, phát hiện mới về khảo cổ học với quy mô cả nước. Các công bố từ hội nghị, trong đó có bãi cọc Cao Quỳ tại huyện Thủy Nguyên sẽ góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, hun đúc truyền thống văn hóa lịch sử, bảo vệ xây dựng và phát triển đất nước của cha ông ta tới nhân dân Hải Phòng và nhân dân cả nước.
Với sự tham dự của đông đảo giới sử học, Hội nghị đã công bố 105 phát hiện về khảo cổ học tiền sử, 166 kết quả về khảo cổ học lịch sử, 48 phát hiện về khảo cổ học Champa – Óc Eo. Đáng chú ý trong số 16 phát hiện về khảo cổ học dưới nước có 8 thông báo về 2 cuộc khai quật bãi cọc Cao Quỳ và Đầm Thượng tại các xã Liên Khê và Lại Xuân của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Bãi cọc Cao Quỳ qua 2 lần khai quật đã phát hiện được 37 cọc gỗ, 2 cụm gỗ, 22 hố cọc, 4 hố đất đen. Còn bãi cọc tại Đầm Thượng đã phát hiện 38 cọc gỗ cùng nhiều di vật khác như đồ sắt, dây chão...
Từ kết quả khai quật khảo cổ học và kết quả xác định niên đại tuyệt đối đối với mẫu cọc gỗ phát hiện được cùng nguồn tư liệu liên ngành, Viện Khảo cổ học Việt Nam nhận định: Di tích bãi cọc Cao Quỳ là trận địa có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ XIII, nhiều khả năng liên quan đến chiến trường chống quân xâm lược Nguyên Mông năm 1288 của quân dân nhà Trần.
Các báo cáo khảo cổ học công bố tại hội nghị, đặc biệt là Di tích bãi cọc Cao Quỳ được thực hiện công phu, nghiêm túc, cung cấp nhiều thông tin khoa học mới, bổ sung những cứ liệu vật thật, từ đó góp phần nhận thức rõ hơn lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, lịch sử hình thành và phát triển con người Việt Nam.
Với mục tiêu bảo vệ, bảo tồn, nghiên cứu và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hội nghị đề cao tinh thần “Cái gì cũng có thể xây được, sản xuất được, sáng tác được... nhưng di sản thì không thể tạo ra được”, và “Di sản không phải là di sản chết mà phải đóng góp vào phát triển bền vững”.
Xuân Hạ
15:50 22/12/2024
14:00 21/12/2024
13:59 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết