Triển khai kế hoạch khám sàng lọc lao, lao tiềm ẩn và một số bệnh không lây nhiễm tại Tiên Lãng, Kiến Thụy và quận An Dương

    15:05 18/02/2025

    Sáng 18/2, tại hội trường Sở Y tế diễn ra Hội nghị đồng thuận triển khai kế hoạch khám sàng lọc lao, lao tiềm ẩn và một số bệnh không lây nhiễm tại huyện Tiên Lãng, huyện Kiến Thụy và quận An Dương năm 2025. Đồng chí Trần Quốc Trinh, Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các phòng thuộc Sở tế; Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội IRD VN; Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội FIT RD; Tổ chức Freundeskreis fũr Internationale Tuberkulosehilfe E.V (FIT) tại Việt Nam; đại diện các đơn vị, địa phương liên quan.
    Các đại biểu tham dự hội nghị

    Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay Việt Nam vẫn đang đứng thứ 10 trên 30 Quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc lớn nhất toàn cầu. Bên cạnh đó, tỷ lệ bao phủ điều trị trên số ca mắc mới ước tính của Việt Nam cũng chưa đạt được mức kỳ vọng, nguyên nhân do đặc điểm đời sống văn hóa dân cư đa dạng, một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số/miền núi/hải đảo chưa có nhận thức đúng về mối nguy hiểm của bệnh lao và nguồn lực tại chỗ chưa đủ khả năng và thiếu định hướng để đáp ứng mục tiêu phát hiện sớm bệnh lao trong cộng đồng.

    Tình hình bệnh lao đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức sau đại dịch Covid-19, nhưng kèm theo đó là những bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc triển khai các quy định phong tỏa, vấn đề quá tải bệnh viện, yêu cầu cách ly, v.v.., một vấn đề quan trọng được đặt ra là cần phải đưa các dịch vụ chăm sóc bệnh lao tới gần khu dân cư và khu sinh sống của người dân bất kể rào cản trong tiếp cận do địa lý hoặc các bối cảnh.

    Nhiều sáng kiến tiếp cận kỹ thuật mới, mang tính chiến lược trong phát hiện bệnh lao được ra đời, trong đó có các hoạt động khám sàng lọc chủ động, tích cực phát hiện sớm bệnh lao, lao tiềm ẩn và các bệnh hô hấp tại cộng đồng và các cơ sở y tế áp dụng chiến lược 2X bao gồm sử dụng X-Quang lồng ngực và xét nghiệm sinh học phân tử MTB định danh và kháng RMP Xpert/MTB, định danh Truenat.

    “Dự án Tăng cường đổi mới, lồng ghép và quản lý lao tiềm ẩn vì sự tiến bộ quốc gia tiến tới chấm dứt bệnh lao”  được triển khai tại tại huyện Kiến Thụy, huyện Tiên Lãng và quận An Dương

    Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc lao cao hơn trong các nhóm nguy cơ như người tiếp xúc với người bệnh lao, người cao tuổi (trên 60 tuổi), người mắc các bệnh mạn tính như: bụi phổi, đái tháo đường, hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, việc khám sàng lọc chủ động bệnh lao, lao tiềm ẩn kết hợp với sàng lọc phát hiện một số bệnh hô hấp trong cộng đồng, ưu tiên tập trung cho các nhóm nguy cơ cao sẽ làm tăng hiệu quả phát hiện.

    Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Quốc Trinh, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết, Cùng với triển khai các hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao và lao tiềm ẩn tại cộng đồng, từ năm 2018 đến nay hoạt động phát hiện tích cực ca lao bằng chiến lược 2X tại Hải Phòng đánh giá là hoạt động có tính chi phí hiệu quả cao và cũng đã được Chương trình chống lao quốc gia nhân rộng mô hình tại các tỉnh/thành phố.

    Quang cảnh hội nghị

    Để đáp ứng với tình hình thực tế và hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ Y tế, Chương trình Chống lao quốc gia, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cá nhân và cộng đồng chịu ảnh hưởng của bệnh lao phải xác định và tích hợp kỹ thuật mới, can thiệp để tăng cường xây dựng và triển khai những sáng kiến, phương pháp tiếp cận mới tăng bao phủ, giảm rào cản trong chẩn đoán, phát hiện và điều trị cho nhiều nhất số ca lao đang bỏ lỡ trong cộng đồng tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng.

    Những cải tiến về tối ưu hóa không gian, thời gian nhằm giảm tối đa các rào cản trong cung cấp và tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, điều trị chắc chắn sẽ nhận được sự đồng thuận ngày càng tăng của các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế cũng như cộng đồng bởi những hiệu quả mang lại trong giảm thiểu gánh nặng bệnh tật để hoạt động phòng chống lao không chỉ của riêng cho ngành lao mà nó là nhiệm vụ chung cho toàn hệ thống y tế bao gồm các hệ thống tư nhân, hệ thống y tế công ngoài mạng lưới Chương trình chống lao Quốc gia cũng như cộng đồng. Mở rộng mạng lưới sàng lọc, chẩn đoán lao, tăng cường năng lực cho các cán bộ y tế cùng với tiếp cận sàng lọc, chẩn đoán sớm của người dân sẽ góp phần tăng đáng kể số ca lao được phát hiện và điều trị sớm, giảm lây lan trong cộng đồng.

    Với những mục tiêu, chiến lược tiếp cận trong chiến lược khám sàng lọc 2X (Xquang và Xpert) “Dự án Tăng cường đổi mới, lồng ghép và quản lý lao tiềm ẩn vì sự tiến bộ quốc gia tiến tới chấm dứt bệnh lao” tại huyện Kiến Thụy, huyện Tiên Lãng và quận An Dương trong thời gian 27 ngày. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2035.

    VŨ DUYÊN

    Từ khóa:
    Bình luận của bạn về bài viết...

    captcha

    Bản tin Pháp luật

    Video clip

    Phóng sự ảnh

    An toàn giao thông