Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm

18:57 17/02/2020

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Chỉ thị số 1152/CT-BNN-TY, ngày 17-2-2020 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh GSGC. Theo đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ tập trung chỉ đạo quyết liệt các Sở, ngành, UBND các cấp khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Chú trọng tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn vật nuôi

Đối với các địa phương đang có dịch tập trung nguồn lực, áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, dây dưa, kéo dài. Trường hợp các ổ dịch có nguy cơ phát sinh, lây lan diện rộng cần công bố dịch, tổ chức chống dịch theo quy định của Luật thú y.

Đối với địa phương chưa có dịch, địa phương có nguy cơ cao tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch là chính; áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh.

Bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi; rà soát, kịp thời tổ chức tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh, dại... nhất là tại các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao.

Chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống cúm gia cầm; trong đó đặc biệt chú trọng tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn vật nuôi, có giải pháp đảm bảo cung ứng đủ chủng loại, số lượng vắc xin cho chủ vật nuôi để sử dụng phòng cho đàn GSGC. Thực hiện đồng loạt cùng thời điểm (trong vòng 7-10 ngày) việc tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất tại các khu vực từng xuất hiện ổ dịch, khu chăn nuôi mật độ cao, các chợ, cơ sở buôn bán, giết mổ GSGC. Chấn chỉnh các hoạt động thú y cơ sở cấp thôn/bản/ấp, xã, huyện.

Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh GSGS, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.

Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng về nguy cơ, tái hại của dịch bệnh; thành lập các đoàn công tác do lãnh đạo các Sở, UBND các cấp làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật tại cơ sở...

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông