Truyền hình trực tiếp vở diễn sân khấu truyền hình “Bà Chúa Mõ”

23:43 23/12/2023

Tối 23-12, tại Nhà hát thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng tổ chức truyền hình trực tiếp vở diễn sân khấu truyền hình mang tên “Bà Chúa Mõ”. Vở diễn do Đoàn Cải lương Hải Phòng thực hiện. Tới dự và thưởng thức chương trình nghệ thuật có các đồng chí: Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy; Phạm Xuân Thanh, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố; Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hải Phòng; đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương cùng đông đảo công chúng thành phố.
Các đại biểu tham dự và thưởng thức chương trình

Vở diễn thực hiện bởi êkip Tác giả Trần Kiên Cường, chuyển thể cải lương NSƯT Ngọc Chi, Đạo diễn NSND Hoàng Quỳnh Mai, Nhạc sĩ NSND Hoàng Anh Tú, Họa sĩ Đăng Khoa, Chỉ đạo nghệ thuật Trưởng đoàn Vũ Gia Thuỳ, với sự tham gia diễn xuất của tập thể nghệ sĩ, diễn viên Đoàn Cải lương Hải Phòng và một số Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài thành phố. Trong đó, nghệ sĩ Minh Lý, Lê Tuấn đến từ Nhà hát Cải lương Việt Nam, nghệ sĩ Thu Hiền đến từ Đoàn Cải lương Hà Nội.

Vở diễn có nội dung về Công chúa Quỳnh Trân con gái vua Trần Thánh Tông – Một người con gái tài đức vẹn toàn
Cảnh trong vở diễn

Vở diễn có nội dung về Công chúa Quỳnh Trân con gái vua Trần Thánh Tông – Một người con gái tài đức vẹn toàn, giúp vua cha đánh đuổi giặc ngoại xâm. Bà là người xuất gia theo Phật nhưng lại giúp người dân xã Nghi Dương, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn xưa ( thuộc xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy ngày nay) lập ra điền trang thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc, dạy dân khai khẩn ruộng nương, gieo hạt, ươm mầm, trồng dâu, dệt lụa.

Cảnh trong vở diễn
Chương trình thu hút đông đảo công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài thành phố
Cảnh trong vở diễn

Cùng với tiếng mõ – hiệu lệnh quen thuộc trong lao động sản xuất, bà đã mang đến cho người dân nơi đây một cuộc sống tốt đẹp. Từ đó mọi người truyền ngôn gọi chùa là “Chùa Mõ”, “Quán Mõ”, sau này dân sở tại lập đền thờ Thiên Thụy Công chúa cạnh chùa cũng gọi là Đền Mõ.

Cảnh trong vở diễn

Di tích đền Mõ thuộc địa bàn xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy được xác định là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, một di tích lịch sử văn hóa thờ Công chúa Quỳnh Trân, người có công tập hợp, hướng dẫn người dân nơi đây khai khẩn đất đai, cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo dựng cuộc sống làng quê Nghi Dương trù phú từ thế kỷ XIII. Di tích đã được các triều đại trao 12 bản sắc phong và năm 1991 cụm Di tích đền-chùa Mõ được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

Sau thành công của đêm diễn, Đoàn Cải lương Hải Phòng tiếp tục công diễn tại Nhà hát thành phố (có bán vé) vào tối 24/12.

VŨ DUYÊN

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông