14:37 07/05/2020 Cách đây 66 năm, sự kiện 7-5-1954 đã trở thành đỉnh cao sáng chói của niềm tự hào dân tộc, chiến thắng Điện Biên Phủ như một bản tráng ca, reo vang khải hoàn đưa tên tuổi Việt Nam lan xa khắp hoàn cầu.
Máy bay Pháp bị hủy diệt trong trận đánh "Cát Bi rực lửa" năm 1954 (Ảnh tư liệu)
Thành công của Cách mạng tháng 8-1945 được coi là hệ quả tất yếu của quá trình đấu tranh giành độc lập do Đảng ta lãnh đạo, dẫn tới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Điên cuồng trước sự kiện này, nước Pháp với sự hỗ trợ của các thế lực đế quốc đã đưa quân trở lại xâm lược nước ta.
Ngày 20-11-1946, tiếng súng kháng chiến nổ ra ở Hải Phòng.
Dân công hảo tuyến hướng về Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu)
Trong cuộc kháng chiến gian khổ ấy, Hải Phòng tự hào là nơi đầu tiên của miền Bắc đứng lên chống chọi với quân thù. Tổ quốc luôn ghi nhớ những người con Hải Phòng quả cảm trong trận chiến bảo vệ nhà hát Lớn, 13 chiến sĩ do trung đội trưởng Đặng Kim Nở chỉ huy đã dũng cảm hy sinh, sau khi đã tiêu diệt được 50 lính Pháp. Trong hồi ký của mình.
Tổ quốc luôn ghi nhớ gương hy sinh anh dũng của những chiến sỹ công an đầu tiên, dưới sự chỉ huy của Anh hùng liệt sỹ Trần Thành Ngọ, trong trận chiến quyết tử 7 ngày đêm trên núi Cột Cờ (Kiến An).
Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã viết: “Cuộc chiến anh dũng của những người con Hải Phòng như cuộc tổng diễn tập thực sự của cả nước…”. Để từ đây, 9 năm kháng chiến trường kỳ, quãng thời gian quân và dân Hải Phòng luôn ngẩng cao đầu, viết lên trang sử vàng truyền thống “Trung dũng - Quyết thắng”.
Với những chiến thắng “Sở Dầu, Cát Bi rực lửa”, “Đường 5 quật khởi”… góp công cùng dân tộc làm lên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Bộ đội ta tấn công Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu)
Ngày 19-12-1946, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”, Người viết: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”.
Sự kiện ngày 19-12-1946 đã đi vào lịch sử dân tộc, khởi đầu cho cuộc kháng chiến vĩ đại bảo vệ nền độc lập non trẻ, sau hàng trăm năm rên siết dưới gót giày ngoại bang. Thêm một lần Việt Nam không chịu khuất phục trước xiềng gông nô lệ, vùng lên “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Trong khí thế ấy của người dân nước Nam, quân đội viễn chinh Pháp và tay sai lần lượt thất bại trên các chiến trường, buộc phải tăng cường binh lực và phương tiện chiến tranh, thực hiện kế hoạch Na-va. Theo kế hoạch, Điện Biên Phủ được xây dựng thành tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương. Trước tình hình này, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác, quân ta quyết định mở chiến dịch tiêu diệt cứ điểm Điện Biên Phủ với phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc”.
Quân Pháp đầu hàng tại trận đánh Điện Biên Phủ (ảnh tư liệu)
Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và đồi Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo. Từ ngày 30-3 đến 30-4, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm, thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, khiến quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Từ ngày 1-5 đến ngày 7-5, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía đông và mở đợt tổng công kích. 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, ta chiếm sở chỉ huy trung tâm, toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kéo cờ trắng ra hàng. Lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của tướng Đờ Ca-xtơ-ri. Tinh thần cách mạng đã cùng cả dân tộc thắp sáng rừng hoa ban Tây Bắc, nở rộ mừng chiến thắng Điện Biên.
Cờ đỏ sao vàng tung bay trên hầm chỉ huy lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 (Ảnh tư liệu)
Trong trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, chiến thắng Điện Biên Phủ luôn là đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang nhất. Chiến thắng đã tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, buộc người Pháp phải đặt bút ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Lần đầu tiên một nước thuộc địa đánh thắng một cường quốc thế giới bằng sức mạnh quân sự, từ đây tên tuổi Việt Nam vang dội toàn cầu. Có thể nói, đó là giờ phút thiêng liêng quyết định vận mệnh của cả dân tộc, khơi bừng ngọn lửa độc lập, tự chủ, dẫn đường cho các cuộc kháng chiến vệ quốc sau đó.
Những người lính Pháp cuối cùng rời khỏi miền Bắc tại Hải Phong tháng 5-1955
Gót giày quân viễn chinh Pháp lầm lũi rời Hà Nội, cuốn gói xuống Hải Phòng chờ ngày hồi quốc. Ngày 13-5-1955, đoàn quân chiến thắng tiến về từ các cửa ô tiến vào giải phóng thành phố Cảng, những người lính Pháp cuối cùng bước lên tàu, mang theo nỗi ô nhục hàng trăm năm không khuất phục được ý chí của dân tộc Việt Nam.
Hải Phòng đã mở đầu và kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ như thế!
Lê Minh Thắng
21:44 24/12/2024
21:20 24/12/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế