21:04 17/04/2022
- Hiện tượng người lao động quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần, theo cách nói nôm na là “về một cục” thỉnh thoảng vẫn diễn ra với người này, người kia, nhưng từ đầu năm 2022 đến nay, việc người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần có chiều hướng gia tăng (khoảng 200 nghìn người trong 3 tháng đầu năm 2022, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) đã khiến cho không khỏi băn khoăn, bàn tán, suy tính thiệt hơn…
- Nguyên nhân chính của việc rút bảo hiểm xã hội một lần, theo nhận định của cơ quan chức năng, chủ yếu là do người lao động gặp khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, bị mất việc làm, thu nhập giảm sút, họ cần một khoản tiền để “ra ngoài” làm ăn, tiếp tục mưu sinh, duy trì cuộc sống. Nhưng trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, không phải ai cũng nhận thức được sự “thiệt đơn, thiệt kép” của chuyện “về một cục”…
- Đã đành,việc có rút bảo hiểm xã hội một lần hay không là quyền của người lao động, khi người lao động có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần thì cơ quan chức năng phải giải quyết cho họ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi một người cầm “một cục tiền” được chi trả thì cũng có nghĩa là họ sẽ rất khó có lương hưu sau này. Như thế, khi người lao động đã hết tuổi lao động, tuổi cao sức yếu, không còn khả năng lao động thì họ sẽ không biết bấu víu vào đâu để sống tiếp. Vì thế, tuy việc rút bảo hiểm một lần có thể giải quyết khó khăn trước mắt, nhưng về lâu dài, đây là sự thiệt thòi không hề nhỏ, nhất là với những người thu nhập thấp, khó khăn về kinh tế…
- Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội, việc người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần cũng đặt cơ quan này trước thách thức thực hiện mục tiêu bảo hiểm toàn dân, sâu xa hơn, chính sách bảo đảm an sinh xã hội của Nhà nước cũng sẽ bị ảnh hưởng trước hiện tượng này…
- Do vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội cần tư vấn, giải thích quy định, động viên người lao động cố gắng vượt qua, không vì khó khăn trước mắt mà “về một cục”. Cùng với đó, trước khi quyết định có “về một cục” hay không, người lao động cũng cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, tránh để cho bản thân hay gia đình mình lâm vào cảnh “không nơi bấu víu” lúc tuổi già xế bóng, vừa thêm khó khăn cho bản thân, đồng thời cũng tạo gánh nặng cho xã hội…
NAM HẢI
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý hoạt động kinh doanh, dịch vụ
Chuyên mục Nghị định 154/CP: Quy định về giấy tờ, tài liệu, thông tin chứng minh chỗ ở hợp pháp
Công an quận Hồng Bàng phối hợp kiểm tra, xử lý 7 trường hợp vi phạm nồng độ cồn
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh