Về nơi cực Nam Tổ quốc

16:34 07/07/2009

Từ TP Hồ Chí Minh đi theo Quốc lộ 1A gần 400km đến TP Cà Mau rồi tiếp tục đi bằng thuyền máy chừng 100 km đến điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc - Mũi Cà Mau thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Nơi đây từ lâu đã được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tiềm thức người Việt mà trong đời ai cũng ước một lần đến thăm…
Từ TP Hồ Chí Minh đi theo Quốc lộ 1A gần 400km đến TP Cà Mau rồi tiếp tục đi bằng thuyền máy chừng 100 km đến điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc - Mũi Cà Mau thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Nơi đây từ lâu đã được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tiềm thức người Việt mà trong đời ai cũng ước một lần đến thăm…

Du khách chụp ảnh kỷ niệm tại tượng đài mũi Cà Mau
Du khách chụp ảnh kỷ niệm tại tượng đài mũi Cà Mau

THIÊNG LIÊNG ĐẤT MŨI

Cà Mau là vùng đất ngập nước rộng lớn thuộc đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt có tổng chiều dài các tuyến tới hàng ngàn km được khai phá vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 gắn liền với cuộc sống quần tụ của ba dân tộc: Việt, Hoa, Khmer. Do vậy, nơi đây cùng biết bao huyền thoại của một thời khai hoang, mở cõi còn có sự giao thoa những nét sinh hoạt văn hoá đa sắc tộc thể hiện qua nhiều phong tục, tập quán phong phú và đặc sắc…

Ðất Mũi là vùng đất ba mặt giáp biển, phía đất liền là những cánh rừng xanh bạt ngàn. Ðây là nơi tiếp giáp của hai dòng hải lưu bắc - nam và tây - nam với hai chế độ thủy triều khác nhau, tạo nên một vùng lắng đọng phù sa rộng lớn hàng chục nghìn ha nằm dọc theo bờ biển phía tây nam tỉnh Cà Mau, tạo nên Xóm Mũi. Anh Huỳnh Duy Nhân, hướng dẫn viên du lịch ở đây cho hay, khu du lịch Mũi Cà Mau được khởi công xây dựng năm 2000, chính thức đưa vào hoạt động năm 2001, trên diện tích hơn 45,5ha hàng năm thu hút khá nhiều du khách…

Qua cổng chào vào khu du lịch, hai bên đường rợp bóng cây đước và cây mắm đưa chân khách du lịch đến điểm đầu tiên là đài quan sát có độ cao 20,5 mét. Từ đây du khách có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả vùng Đất Mũi nhô ra ngoài biển tựa như một bức tranh hài hòa, rợp màu xanh của rừng, của biển. Cách đó không xa là mốc tọa độ quốc gia với điểm tọa độ GPS 001 mầu vàng nổi bật giữa hình ngôi sao năm cánh mầu đỏ. Đặc biệt về phía mép biển, sừng sững tượng đài - biểu tượng của Mũi Cà Mau, có hình dáng con tàu mang lá cờ Tổ quốc kiêu hãnh tiến ra biển. Có lẽ những người xây dựng nên tượng đài này đã dựa ý câu thơ của Xuân Diệu: “Tổ quốc ta như một con tàu, mũi thuyền ta đó - Mũi Cà Mau…”.

MỞ RA TIỀM NĂNG DU LỊCH

Có thể nói, ngoài khu du lịch Đất Mũi có ý nghĩa về địa lí, điều kiện tự nhiên tạo cho Cà Mau một tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái bởi những khu rừng ngập mặn, rừng tràm, biển đảo, các cụm dân cư, sân chim và các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Với 239 loài thực vật cổ rừng tràm và rừng ngập mặn, 36 loài thú thuộc 17 họ, 194 loài chim, 260 loài cá và nhiều loài lưỡng cư, bò sát, trong số đó có những loài quý hiếm như: khỉ đuôi dài, rái cá lông mượt, mèo cá, sóc chuột lửa, cá sấu hoa cà, rùa, kỳ đà hoa, trăn gấm... U Minh Hạ là bảo tàng quý về hệ sinh thái.

Hoa tràm nở quanh năm tạo nên đặc sản mật ong rừng có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt bãi bồi Đất Mũi là vùng giao lưu của triều biển Đông và biển Tây, như một hiện tượng tự nhiên, hàng năm mở rộng ra biển tới vài trăm hecta. Cây mắm, cây bần, cây đước cứ theo thế mà phát triển mở rộng dần diện tích rừng ngập mặn đem lại nguồn lợi to lớn về tôm cá và nhiều loại thủy sinh khác. Gần đây, lâm ngư trường Sông Trẹm còn đưa vào một số loài thú quý hiếm để nuôi, phát triển và thuần dưỡng như: nai rừng, cá sấu, gấu, đà điểu... làm phong phú thêm hệ động vật và phục vụ du khách.

Cũng theo anh Nhân, sắp tới trên bãi bồi này một sản phẩm du lịch độc đáo chỉ có ở Đất Mũi sẽ ra đời, đó là các trò chơi trượt bùn, bắt cua, nghêu sò rất hấp dẫn với giới trẻ… Ngoài ra, để khám phá biển đảo, du khách có thể tới bãi Khai Long để tiến ra Hòn Khoai - một địa danh lịch sử và thưởng thức đặc sản nơi đây là hàu sống, cua đá, cá bống mú, cá nâu… Trong thời gian tới, theo quy hoạch, trên toàn bộ 30.000ha rừng U Minh Hạ có những khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng được đưa vào chương trình du lịch sinh thái.

Cùng với lợi thế tự nhiên, Cà Mau còn có bề dày lịch sử hơn 300 năm mở đất và những cuộc đấu tranh cách mạng đã tạo cho Cà Mau một hệ thống di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như Hòn Khoai, Hồng Anh thư quán, đình Tân Hưng, bến Vàm Lũng, đường Hồ Chí Minh trên biển, các kiến trúc nghệ thuật của hơn 100 đình, chùa, nhà thờ, thánh thất của người Việt, người Hoa và Khơme... Tất cả đều rất hấp dẫn du khách khi đến thăm vùng đất này.

VĂN HUY


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông