00:28 24/05/2016 Hợp đồng trị giá 11,3 tỷ USD sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2019-2023, theo hợp đồng vừa được ký dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Bản hợp đồng được Tổng giám đốc Boeing - Ray Conner và Tổng giám đốc Vietjet Air - Nguyễn Thị Phương Thảo ký trưa nay tại Phủ Chủ tịch.
Hợp đồng trị giá 11,3 tỷ USD sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2019-2023, theo hợp đồng vừa được ký dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Bản hợp đồng được Tổng giám đốc Boeing - Ray Conner và Tổng giám đốc Vietjet Air - Nguyễn Thị Phương Thảo ký trưa nay tại Phủ Chủ tịch. Theo đó, 100 máy bay 737 Max 200 sẽ được Boeing giao cho Vietjet trong vòng 4 năm (2019 - 2023) nhằm phục vụ kế hoạch mở rộng mạng bay của hãng hàng không Việt Nam. Hợp đồng này có giá trị tổng cộng 11,3 tỷ USD song các bên hiện chưa tiết lộ chi tiết kế hoạch tài trợ vốn cho thương vụ này. Năm 2015, Vietjet đạt doanh thu bán (hàng và dịch vụ) 534 triệu USD, doanh thu bay là 488 triệu USD, lãi trước thuế 37 triệu USD.
B737 MAX 200 là dòng tàu bay thân hẹp có tích hợp động cơ CFM International LEAP-1B thế hệ mới, hệ thống cánh nhỏ, được quảng bá có thể tiết kiệm 20% tiêu hao nhiên liệu so thế hệ Next-Generation 737 đời đầu tiên. Kế hoạch mua máy bay nêu trên là bản hợp đồng lớn thứ 2 của Vietjet trong vòng 2 năm qua, sau thỏa thuận mua và thuê tổng cộng 100 máy bay A320 và A321 (trị giá 9,1 tỷ USD) với đối thủ của Boeing là Airbus năm 2014. Ngoài ra vào giữa năm 2015, hãng này còn ký mua thêm 6 máy bay A321 (trị giá 682 triệu USD).
Nếu các hợp đồng nêu trên được thực hiện đầy đủ, đến năm 2023, đội bay của Vietjet sẽ gồm hơn 200 chiếc, tăng rất mạnh so với con số 29 tàu bay tính đến cuối năm 2015. Hiện hãng này đang khai thác mỗi ngày hơn 250 chuyến bay với gần 50 đường bay nội địa và các tuyến quốc tế đến Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar và Malaysia. Cùng với hợp đồng của Boeing, cũng tại lễ ký sáng nay, Vietjet còn đạt thỏa thuận trị giá 3,4 tỷ USD với Công ty Pratt & Whitney thuộc Tập đoàn United Technologies Corp (Mỹ) nhằm cung cấp động cơ PurePower Geared Turbofan và các dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng đội tàu cho thế hệ máy bay A320 NEO và A321 NEO của hãng. Cũng tại lễ ký sáng nay, Tập đoàn General Electric (GE) đã ký biên bản ghi nhớ với Bộ Công Thương, để phát triển tối thiểu 1.000MW điện gió cho đến năm 2025. Sản lượng điện này ước tính đủ cung cấp cho 1,8 triệu hộ dân Việt Nam. GE sẽ làm việc với các đối tác địa phương để xác định dự án tiềm năng. Trước đó, hãng đã cung cấp tuabin cho trang trại điện gió đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long tại Bạc Liêu. Hãng cũng có một nhà máy sản xuất linh kiện tại Hải Phòng, hoạt động từ năm 2009. Theo Hà Thu & Bạch Dương/Vnexpress |
23:14 20/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết