13:02 17/02/2024 Sáng 17-2 (tức ngày 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại đền Tiến sĩ Lê Đức Liêu thuộc khu Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đình Quỳnh Hoàng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nam Sơn, làng văn hóa Quỳnh Hoàng long trọng tổ chức lễ khai bút xuân Giáp Thìn 2024.
Theo đó, lễ hội nhằm tri ân, noi gương vượt khó, khổ luyện học tập thành tài của Quan Nghè Lê Đức Liêu. Qua đó nêu cao tinh thần học tập trong nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đồng thời nhằm duy trì và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc theo nghị quyết hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “xây dựng một xã hội học tập và học tập suốt đời”.
Ngài Lê Đức Liêu người xã Quỳnh Hoàng, huyện Giáp Sơn, Phủ Kinh Môn, Thừa tuyên Hải Dương (nay là thôn Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, huyện An Dương thành phố Hải Phòng). Ông sinh ra trong một gia đình rất nghèo, mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn nhỏ tuổi. Ông được một gia đình trong dòng họ xã Quỳnh Hoàng nhận làm con nuôi. Mùa xuân năm 1484 khoa thi Giáp Dần, niên hiệu Hồng Đức triều Vua Lê Thánh Tông, ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến Tiến Sĩ xuất thân. Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức các tiết lệ thành kính dâng hương tế, lễ Ngài.
Ngoài ra, Đền còn thờ Ngài Chu Văn An (1292 - 1370) Tư nghiệp Quốc tử giám, Hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Tử Giám, trường đại học duy nhất của nước ta thời phong kiến. Ông cũng là nhà Nho, nhà giáo dục duy nhất được thờ tại Văn miếu- Quốc Tử Giám và Ngài Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491- 1585 ) Trạng nguyên triều Mạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam
Lễ hội Khai bút diễn ra với không khí ấm áp của những ngày đầu xuân tạo khí thế vui tươi phấn khởi với các hoạt động đầy ý nghĩa nhằm duy trì và phát huy các giá trị văn hóa bản sắc của dân tộc. Đối với người Việt, bút là công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ, tâm hồn, trở thành biểu tượng thiêng liêng. Khai bút là khai chữ, khai tâm, khai trí, khai nghề, khai nghiệp. Khai bút cũng là để nhắc nhở mọi người sống hướng thiện, mở mang, hướng đến cái đẹp. Việc khai bút đầu xuân đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam nhằm thực hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Việc tổ chức lễ khai bút đầu xuân tại đền thờ Tiến sĩ Lê Đức Liêu còn mang ý nghĩa để ngành giáo dục xã nhà tri ân, bày tỏ lòng kính trọng đức, tài của Ngài, một tấm gương sáng về sự cần lao khổ học và người có những đóng góp nhất định cho sự phát triển hưng thịnh của đất nước trong giai đoạn lịch sử đương thời.
Lễ khai bút đầu xuân Giáp Thìn 2024 là lễ hội khai bút lần thứ 7 tại đền Tiến Sĩ Lê Đức Liêu có ý nghĩa bảo tồn, lưu giữ những giá trị lịch sử văn hóa, truyền thống của địa phương. Qua đó, lễ hội góp phần kết tinh, hội tụ các giá trị văn hóa đặc sắc của nhân dân địa phương xã Nam Sơn. Đồng thời đây cũng là địa chỉ hấp dẫn, thu hút những hoạt động văn hóa tâm linh, nơi vui chơi, giao lưu sinh hoạt văn hóa bổ ích, lành mạnh của các thế hệ trẻ và của nhân dân trong và ngoài địa phương.
Tại chương trình Lễ hội cũng diễn ra phần vinh danh học sinh giỏi, trao thưởng và phần thi viết tìm hiểu lịch sử văn hóa truyền thống địa phương và hoạt động viết chữ thư pháp của các em học sinh trường THCS Nam Sơn.
TRUNG KIÊN – VŨ DUYÊN
07:50 26/12/2024
20:34 25/12/2024
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
CATP Hải Phòng chủ động bảo đảm an toàn Lễ Giáng sinh năm 2024
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
Công an thành phố tập huấn Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
CAH Tiên Lãng tuyên truyền TTATGT tới hơn 400 giáo viên, học sinh
Tối 20/12, phát hiện 7 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng tăng cường kiểm tra xử lý xe ba bánh, xe tự chế