10:10 27/10/2022 Từ đầu năm đến nay, công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông và an toàn giao thông được ngành chủ quản chủ động, tăng cường quản lý, duy tu. Các sở, ngành chức năng tích cực phối hợp thực hiện, góp phần tích cực vào việc bảo đảm TTATGT, góp phần xây dựng văn hóa giao thông và văn minh đô thị.
Kết quả đáng ghi nhận
Theo đánh giá cảu Ban ATGT thành phố, trong bối cảnh hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp sự phát triển của phương tiện tham gia giao thông, ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hải Phòng đã tập trung cao vào việc đẩy nhanh việc thi công cải tạo vỉa hè các tuyến dải trung tâm thành phố.
Trước nhu cầu cấp bách về điểm đỗ xe khu vực dải trung tâm thành phố, Sở Giao thông vận tải đã tham mưu cho UBND việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường các tuyến đường khu vực dải trung tâm thành phố để đỗ xe. Việc thực hiện đã giải quyết phần nào nhu cầu cấp bách tại khu vực này.
Đồng thời điều chỉnh tổ chức giao thông tại một số đoạn tuyến: đường Quang Trung (doạn từ nút giao Lãn Ông đến nút giao trước tượng nữ tướng Lê Chân; đường Lê Hồng Phong (tổ chức cho ô tô quay đầu xe trước nút giao Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Đặc biệt, Sở Giao thông vận tải cũng đã phối hợp với Trường Đại học Giao thông vận tải lắp đặt tủ điều khiển, phân tích giao thông và camera để phục vụ nghiên cứu phát triển giao thông thông minh tại 4 nút giao thông: đường Trần Phú - Điện Biên Phủ; Minh Khai - Điện Biên Phủ; Thiên Lôi - Nguyễn Văn Linh, Võ Nguyên Giáp - Bùi Viện.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, Ngành giao thông đã thực hiện duy tu, bảo dưỡng khu vực 4 quận (Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An) như: gắn vá, xử lý hố sụt: 4.064 m2; sơn cột biển báo 1.041 m2; thay thế, bổ sung cột, biển báo 422 cột, biển; nắn chỉnh dải phân cách, cọc tiêu: 297 cái; sơn vạch kẻ đường bằng sơn dẻo nhiệt 273m2; thực hiện sửa chữa đường Kênh Dương (từ Nguyễn Văn Linh đến đường Hào Khê) và lắp đặt biển tên đường.
Trên các tuyến tỉnh lộ, ngành thực hiện gắn vá 9750m2; sơn các loại cột H, cột Km, cọc tiêu với tổng diện tích 3116,13m2; sơn vạch kẻ đường 6001,5 m2; sửa chữa thay thế biển báo 262 biển; sửa chữa bổ sung cột biển báo 110 cột; gia công lắp đặt đan rãnh 50 tấm; cắt cỏ, phát quang bụi rậm...
Về quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ, trật tự đường hè, Sở Giao thông vận tải phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc UBND quận, huyện tăng cường tuyên truyền, vận động và giải toả lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và hành lang an toàn đường bộ, đặc biệt là vào những dịp tổ chức sự kiện văn hoá – xã hội trên địa bàn thành phố.
Về quản lý TTATGT đường sắt, từ đầu năm đến nay, Sở Giao thông vận tải và đã chủ trì họp bàn vơi Công an thành phố, UBND các quận Ngô Quyền và huyện An Dương, thống nhất về phương án xử lý và triển khai khắc phục hoàn thành các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt tại 6 vị trí (gồm: Km 87+400, Km 104+125, Km 104+550, Km 104+600, Km 105+720m, Km 106+362) tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng.
Cùng với đó là thay thế, bổ sung 69 biển báo hiệu đường bộ, đường sắt; lắp đặt hệ thống cần chắn bằng điện tại Km 87+400 để hỗ trợ người làm nhiệm vụ chốt gác, bổ sung, hoàn thiện hệ thống vạch sơn, gờ giảm tốc; bổ sung 1 gồ giảm tốc cưỡng bức bằng cao su.
Đặc biệt, liên ngành Giao thông vận tải – Công an thành phố đã chủ động đề xuất, phối hợp với Đoàn kiểm tra của Cục Đường sắt Việt Nam, tiến hành kiểm tra các lối đi tự mở, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố; thống nhất các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại một số điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; đề nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Công ty Cổ phần đường sắt Hà Hải lắp đặt điện thoại và trang thiết bị phục vụ cảnh giới khác theo quy định tại Thông tư 28/2018/TT-BGTVT tại 8 lối đi tự mở đang tổ chức chốt gác, hỗ trợ tập huấn cho tình nguyện viên làm nhiệm vụ chốt
ường Tô Hiệu đoạn từ nút giao Hàng Kênh đến nút giao Lạch Tray (đỗ xe lòng đường gây ùn ứ); trước nút giao Hàng Kênh gần cụm đèn tín hiệu (bày hàng hoá trên lòng đường gây ùn ứ); lấn chiếm vỉa hè hầu hết toàn tuyến.
Đường Mê Linh, Cát Cụt, vào giờ cao điểm, tuyến đường này chịu áp lực giao thông lớn, tình trạng xe đỗ lòng đường sai quy định gây ùn tắc giao thông.
Trên các tuyến Trần Nguyên Hãn, Hai Bà Trưng; Thiên Lôi; Hàng Kênh cũng đều bị lấn chiếm toàn bộ hè để bán hàng, họp chợ, có lúc tràn xuống lòng đường. Trên đường Kênh Dương, các hộ dân tự ý lắp đặt biển hiệu, biển chỉ dẫn cố định không phép, lấn chiếm vỉa hè để bán hàng.
Tại quận Hồng Bàng trên nhiều tuyến đường mật độ giao thông và lượng người đi bộ đi lại đông đúc nhưng hầu như toàn bộ vỉa hè bị lấn chiếm.
Điển hình, đường Trần Quang Khải: vỉa hè họp chợ, bán hàng, lòng đường đỗ xe ô tô sai quy định gây mất an toàn và ùn tắc giao thông giờ cao điểm (đặc biệt tại nút giao với đường Tam Bạc); bãi đỗ xe giáp tường Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng gây ùn tắc giao thông.
Đường Đinh Tiên Hoàng, vẫn còn tình trạng đỗ xe sai quy định, chiếm toàn bộ hè để đỗ xe máy phục vụ các quán và bán hàng ăn uống (đoạn từ nút giao Điện Biên Phủ đến nút giao Trần Quang Khải), mặc dù đã được nhắc nhở, đôn đốc nhiều lần. Đường Minh Khai, Tam Bạc vỉa hè cũng bị lấn chiếm để bán hàng ăn sáng, cafe và dịch vụ.
Tại quận Ngô Quyền, tuyến Lạch Tray, An Đà, vỉa hè bị lấn chiếm bán hàng; chiếm lòng đường để xe máy gây ùn tắc giao thông. Đường Văn Cao, tình trạng hộ lắp đặt biển hiệu, biển chỉ dẫn cố định không phép, đặt biển di động trên vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh hàng hoá.
Đường Điện Biên Phủ (từ nút giao Trần Phú đến ngã 6 cũ): lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, đặc biệt nghiêm trọng khu vực ngã 6 cũ.
Trên quận Hải An, các tuyến đường Văn Cao, Ngô Gia Tự, Cát Bi cũng bị lấn chiếm vỉa hè kinh doanh, họp chợ; chiếm lòng đường đỗ ô tô, xe máy phục vụ hàng ăn gây ùn tắc giao thông, lắp đặt biển hiệu không phép. Đường Lê Hồng Phong, tình trạng lắp đặt biển hiệu, biển chỉ dẫn cố định không phép.
Quận Kiến An, mặc dù UBND quận đã triển khai một số biện pháp tuy nhiên tình trạng lấn chiếm và tái lấn chiếm vỉa hè để bán hàng trên các tuyến đường: Trường Chinh, Trần Nhân Tông, Nguyễn Lương Bằng… Tuy nhiên, sau mỗi lần ra quân, vi phạm tái diễn càng phức tạp.
Một tồn tại khác đó là xử lý điểm mất ATGT chưa kịp thời. Cụ thể, từ đầu năm 2022 đến nay, Ban An toàn giao thông thành phố, Sở Giao thông vận tải đã chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị rà soát, thống kê các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên đến nay vẫn còn tồn tại 31 điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, (có 12 điểm trên các tuyến quốc lộ và 19 điểm trên đường tỉnh, đường đô thị). Ban An toàn giao thông thành phố đã có Công văn số 37/BATGT ngày 12/7/2022 báo cáo UBND thành phố. Đối với các điểm trên Quốc lộ, đề nghị UBND thành phố có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Tổng Cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, cấp kinh phí sửa chữa, khắc phục; đối với 19 điểm trên đường tỉnh, đường đô thị đề nghị UBND thành phố giao các ngành liên quan đề xuất phương án xử lý./.
Đoàn Lanh
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh
CATP Hải Phòng chủ động bảo đảm an toàn Lễ Giáng sinh năm 2024