10 năm thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi (2013-2023)

    16:09 09/07/2023

    Kết quả, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất trong quá trình triển khai thực hiện Luật BHTG tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Đông Bắc bộ.

    Từ ngày 01/01/2013 Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) có hiệu lực thi hành. Để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), ngày 28/06/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành Luật BHTG; ngày 13/8/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1394/QĐ-TTg về việc thành lập BHTGVN và quy định chức năng nhiệm vụ của BHTGVN, Quyết định số 1395/QĐ-TTg phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN; ngày 06/9/2014 Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN) ban hành Thông tư 24/2014/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về hoạt động BHTG cùng một số Thông tư khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của BHTG của Bộ tài chính, NHNNVN, Bộ lao động Thương binh và xã hội… Đây là cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách cho tổ chức BHTG hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế.

    Trong thời gian thi hành Luật BHTG, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Đông Bắc bộ (Chi nhánh) đã đạt được một số kết quả trong quá trình triển khai thi hành Luật BHTG và một số bài học kinh nghiệm rút ra trong thời gian tới như sau:

    Kết quả sau 10 năm thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi (2013-2023)

    Thứ nhất, về tiền gửi được bảo hiểm

    Luật BHTG đã quy định chi tiết các loại tiền gửi được bảo hiểm, tiền gửi không được bảo hiểm tại Điều 18 và Điều 19 (Luật BHTG 2012). Theo đó quy định về tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam phù hợp và bám sát với chính sách ngoại hối của Việt Nam trong thời gian qua. Trong mười năm triển khai thi hành luật (01/2013-06/2023), Chi nhánh đã thực hiện kiểm tra 786 cuộc kiểm tra đối với các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn quản lý. Hàng năm, Chi nhánh đều hoàn thành 100% kế hoạch được BHTGVN phê duyệt, trong đó chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG, kiểm tra chuyên sâu về tiền gửi được bảo hiểm, việc hạch toán, quản lý tài khoản tiền gửi nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm của QTDND trong việc huy động tiền gửi của khách hàng, từ đó phát hiện sớm các rủi ro, cảnh báo và đề xuất biện pháp xử lý. Đặc biệt, từ năm 2019, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg, NHNN đã giao BHTGVN thành lập các đoàn kiểm tra đối với một số QTDND về các nội dung: hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, việc quản lý và sử dụng ấn chỉ quan trọng, việc chấp hành quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và giới hạn cho vay. Từ năm 2021, mở rộng kiểm tra hoạt động cho vay cụ thể là đối chiếu trực tiếp khoản vay và kiểm tra xác minh việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng. Tới ngày báo cáo, tổng số đơn vị Chi nhánh đã triển khai kiểm tra theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN là 14 QTDND. Ngoài ra Chi nhánh phối hợp tham gia kiểm tra 11 QTDND với đoàn kiểm tra của Chi nhánh NHNN tỉnh Bắc Ninh và kiểm tra theo diện rộng tại 105 Chi nhánh và điểm giao dịch của 08 Ngân hàng thương mại trên địa bàn.

    Thứ hai, về tổ chức tham gia BHTG

    Trên địa bàn Chi nhánh quản lý, 100% các TCTD thuộc đối tượng tham gia BHTG đều chấp hành quy định tại Luật BHTG. Đến tháng 6/2023, Chi nhánh quản lý 273 tổ chức tham gia BHTG (trong đó có 272 QTDND và 01 NHTM), trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố (01 địa bàn không có QTDND và NHTM đặt trụ sở chính). Đến thời điểm hiện tại, có 272/273 đơn vị cung cấp số liệu để thực hiện giám sát từ xa. Có 269/273 TCTG BHTG nộp phí BHTG (03 đơn vị trong diện kiểm soát đặc biệt được miễn phí BHTG, 01 đơn vị đã hết số dư tiền gửi được bảo hiểm). Có 269/273 TCTG BHTG đang thực hiện truyền thông tin báo cáo cho BHTGVN (03 đơn vị không bố trí nhân sự truyền thông tin báo cáo, 01 đơn vị đã hết số dư tiền gửi được bảo hiểm).

    Thứ ba, về người được bảo hiểm tiền gửi

    Theo số liệu thống kê, người được bảo hiểm tiền gửi từ tháng 06/2020 đến tháng 12/2022 (giai đoạn trước T6/2020 Chi nhánh không cập nhật được số liệu để báo cáo)

     

    TT

    Tháng, năm

    Số tổ chức gửi báo cáo

    Số người được bảo hiểm

    Trong đó

    % Tăng, giảm so với năm trước

    NHTM

    QTDND

    1

    06/2020

    270

    297.766

    67.810

    229.956

    N/A

    2

    06/2021

    270

    295.521

    69.629

    225.892

    -0,75

    3

    06/2022

    270

    289.962

    69.068

    220.840

    -1,88

    4

    12/2022

    270

    285.236

    73.409

    211.827

    -1,63

    (Nguồn: báo cáo BI của BHTGVN)

    Cũng từ khi Luật BHTG có hiệu lực, Chi nhánh đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp tới người gửi tiền và công chúng với tổng số người được tuyên truyền trực tiếp hơn 13.000 người tập trung vào các đối tượng là người gửi tiền ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện tiếp cận với thông tin về tài chính – ngân hàng.

     Thứ tư, về phí Bảo hiểm tiền gửi

    Đến thời điểm báo cáo, trên địa bàn quản l‎ý của Chi nhánh có 269/272 tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi là QTDND nộp phí cho Chi nhánh (Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương nộp phí trực tiếp cho BHTGVN; 03 QTDND thuộc diện KSĐB được miễn nộp phí BHTG ).

    Nhìn chung, các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn Chi nhánh quản lý đã phối hợp tương đối tốt với Chi nhánh trong việc tính và nộp phí BHTG, xử lý thừa/thiếu/phạt do nộp chậm phí BHTG trong kỳ thu phí. Số phí BHTG thu được qua các năm đến quý 2/2023 cụ thể như sau:

    Stt

    Năm

    Tổng số phí BHTG thu được (nghìn đồng)

    % tăng so với năm trước

    1

    2013

    12.233.641

     

    2

    2014

    15.693.993

    28,29

    3

    2015

    20.327.359

    29,52

    4

    2016

    25.157.712

    23,76

    5

    2017

    29.243.388

    16,24

    6

    2018

    33.488.155

    14,52

    7

    2019

    37.379.791

    11,62

    8

    2020

    43.862.035

    17,34

    9

    2021

    50.696.900

    15,58

    10

    2022

    54.739.834

    7,97

    11

    Q1+ Q2/2023

    27.610.969

     

    * Ghi chú: Tổng số phí BHTG thu được là số tiền Phí BHTG còn lại sau khi trừ thoái thu phí BHTG theo quy định.

    Thứ năm, về trả tiền bảo hiểm tiền gửi

    Từ khi Luật BHTG có hiệu lực tới nay, trên địa bàn Chi nhánh quản lý không phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm.

     Thứ sáu, về tham gia vào quá trình tái cơ cấu TCTD

    Chi nhánh thực hiện giám sát thường xuyên 100% TCTG BHTG trên địa bàn theo định kỳ và tăng cường công tác giám sát chuyên sâu các QTDND có vấn đề. Để nâng cao chất lượng công tác giám sát Chi nhánh đã chú trọng nâng cao chất lượng nguồn thông tin dữ liệu đầu vào trên cơ sở tiếp nhận thông tin từ nguồn NHNN, tích cực liên hệ phối hợp với cơ quan thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh các tỉnh thành phố trên địa bàn thông qua quy chế phối hợp chia sẻ thông tin báo cáo đã ký kết để kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của hệ thống QTDND trên địa bàn, tiếp nhận nguồn thông tin do TCTG BHTG cung cấp đảm bảo chính xác, đầy đủ và tìm kiếm các nguồn thông tin khác. Báo cáo kết quả theo đúng định kỳ và kiến nghị, đề xuất với Tổng giám đốc BHTGVN xem xét và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời đối với các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn hệ thống ngân hàng.

    Đối với công tác tham gia quá trình xử lý TCTD được KSĐB, từ khi Luật BHTG có hiệu lực, Chi nhánh đã cử 04 cán bộ tham gia thành viên Ban kiểm soát đặc biệt đối với 04 QTDND trên địa bàn quản lý theo đề nghị của NHNN. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, tích cực kịp thời với Chi nhánh NHNN tỉnh trong quá trình tham gia KSĐB, phối hợp tìm phương án xử lý các vấn đề phát sinh theo đúng chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN, tham gia xây dựng phương án xử lý pháp nhân đối với các QTDND thuộc diện xử lý pháp nhân. Theo đề xuất của Chi nhánh NHNN tỉnh từng giai đoạn, Chi nhánh cử bổ sung cán bộ tham gia hỗ trợ công tác đối chiếu tiền gửi, tiền vay đối với các đơn vị trong diện KSĐB.

    Khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật BHTG

    1. Về tiền gửi được bảo hiểm: Luật BHTG và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHTG không quy định rõ về “hình thức tiền gửi khác” do vậy còn có quan điểm khác nhau trong việc xác định tiền gửi được bảo hiểm. Do đó gây khó khăn vướng mắc trong việc xác định một số loại tiền gửi là tiền gửi bảo hiểm hay không như: tiền gửi ký quỹ, tiền của thẻ trả trước, tiền mua trái phiếu TCTD …

    2. Về Chứng nhận tham gia BHTG: Luật BHTG chưa quy định “cấp lại bản sao chứng nhận tham gia BHTG” trong khi trong thực tế có phát sinh. Luật BHTG cũng chưa có quy định rõ về thời điểm thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG là trước hay sau khi BHTGVN tiến hành chi trả nên trong quá trình triển khai còn gặp khó khăn trong việc thông báo tới TCTG BHTG, người gửi tiền và công tác tuyên truyền chính sách BHTG.

    3. Về phí BHTG:

    - Tại khoản 1, 2 Điều 20 Luật BHTG quy định áp dụng mức Phí BHTG phân biệt. Tuy nhiên với điều kiện của Việt Nam hiện nay, chưa thể thực hiện được, nên việc áp dụng mức phí đồng hạng vẫn đang phù hợp, phát huy tốt vai trò tăng trưởng quỹ dự phòng nghiệp vụ tạo nguồn cho BHTGVN thực hiện chính sách chi trả bảo hiểm đối với người được BHTG.

    - Tiền phí phạt theo quy định hiện tại là 0,05% số tiền nộp chậm thực tế tính ra số tiền rất nhỏ, chưa có tính chất răn đe.

    - Luật hiện hành chưa có quy định về việc nợ phí, gia hạn thời gian đóng phí BHTG và việc xử lý số tiền nợ này của tổ chức tham gia BHTG. Thực tế, trên địa bàn Chi nhánh quản lý, có một số tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn trong hoạt động dẫn đến việc chậm nộp phí, nợ tiền phí và tiền phạt do nộp chậm phí và không có khả năng trả tiền phí này cho BHTG.

    - Ngoài ra, Luật BHTG cũng chưa có quy định về việc miễn nộp phí BHTG đối với các tổ chức tham gia BHTG được kiểm soát đặc biệt, điều này đã được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.

    4. Về công tác chi trả tiền bảo hiểm

    - Chưa có quy định của pháp luật về công tác kiểm tra hồ sơ, chứng từ sổ sách trước khi phát sinh nghĩa vụ chi trả để chuẩn bị cho việc xây dựng phương án chi trả và rút ngắn thời gian chi trả; về việc chuẩn bị và kiểm tra dữ liệu tại TCTG BHTG được KSĐB; về sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để xây dựng phương án chi trả tiền bảo hiểm; Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả bảo hiểm được quy định còn có sự bất cập, đặc biệt đối với các TCTG BHTG được đánh giá không có khả năng phục hồi và định hướng xử lý pháp nhân.

    -  Thời hạn trả tiền bảo hiểm được quy định tại Điều 23 Luật BHTG 60 ngày là dài so với nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, cần nghiên cứu rút ngắn thời gian này để đẩy nhanh quá trình thực hiện thủ tục trả tiền bảo hiểm, tạo điều kiện chi trả sớm hơn cho người gửi tiền nhằm ổn định tâm lý người dân, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

    5. Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG

    - Luật BHTG quy định BHTGVN chỉ thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG đối với TCTGBHTG mà không có quy định về công tác phối hợp kiểm tra với đoàn kiểm tra của NHNN và kiểm tra theo chỉ đạo của NHNN nên trong triển khai Chi nhánh còn gặp khó khăn: không chủ động được trong việc xây dựng kế hoạch về mặt thời gian, khó khăn trong việc điều động sắp xếp nhân lực tham gia các đoàn phối hợp kiểm tra với NHNN vừa phải đảm bảo thực hiện kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra hàng năm xây dựng đã được Tổng giám đốc phê duyệt.

    -  Đối với công tác tham gia Ban KSĐB được quy định tại Điều 13, khoản 13 Luật BHTG và Thông tư số 07/2013/TT-NHNN, BHTGVN tham gia vào quá trình KSĐB đối với TCTG BHTG theo quy định của NHNNVN. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ BHTGVN tham gia Ban KSĐB; Luật BHTG chưa có quy định cụ thể về quyền hạn của BHTGVN trong giám sát, kiểm tra tiền gửi được bảo hiểm và các vấn đề liên quan trong quá trình tham gia KSĐB TCTD; việc chia sẻ thông tin của cán bộ tham gia KSĐB phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa Chi nhánh BHTG khu vực với Ban KSĐB, Chi nhánh NHNN tỉnh nên trong quá trình tham gia ban KSĐB, cán bộ BHTGVN còn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện.

    - Đối với công tác thông tin tuyên truyền: hiện tại Luật BHTG (2012) chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG trong việc tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật về BHTG; chưa quy định trách nhiệm của các tổ chức tham gia BHTG, trách nhiệm phối hợp của chính quyền địa phương (nơi có trụ sở, điểm giao dịch có nhận tiền gửi của tổ chức tham gia BHTG) với tổ chức BHTG trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHTG đến người gửi tiền; Luật BHTG cũng chưa quy định các nội dung cốt lõi của chính sách BHTG mà tổ chức BHTG, tổ chức tham gia BHTG phải tuyên truyền đến người gửi tiền. Dẫn đến việc triển khai tuyên truyền chính sách BHTG còn nhiều hạn chế, chưa phổ biến sâu rộng và minh bạch được các nội dung cốt lõi của chính sách BHTG.

    6. Cho vay đặc biệt TCTD

    -  Chưa có quy định của pháp luật về nguồn vốn cho vay đặc biệt trong trường hợp cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với TCTD; việc xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được trong trường hợp cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với TCTD được KSĐB và cho vay đặc biệt theo quyết định của NHNN để hỗ trợ thanh khoản đối với QTDND, TCTCVM, CTTC.

    - Chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về thứ tự các chủ thể cho vay (NHNN, BHTGVN, Ngân hàng Hợp tác xã, TCTD khác) trong trường hợp cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản.

    - Chưa có hướng dẫn cụ thể về việc NHNN phối hợp với BHTGVN để xác định về nguồn lực tài chính và các điều kiện khác của BHTGVN để cho vay đặc biệt.

    - Về cho vay đặc biệt công ty tài chính (CTTC): Theo quy định của Luật BHTG và Nghị định 68/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật BHTG, CTTC không phải là tổ chức tham gia BHTG. Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành BHTGVN không được kiểm tra, giám sát, không được cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của CTTC. Hơn nữa, CTTC không phải đóng phí BHTG nhưng lại được cho vay đặc biệt từ quỹ dự phòng nghiệp vụ của BHTGVN (nguồn hình thành Quỹ dự phòng nghiệp vụ chủ yếu từ khoản thu phí BHTG) theo quy định tại Luật sửa đổi các TCTD. Do vậy, việc quy định BHTGVN cho vay đặc biệt đối với CTTC là không phù hợp với Luật BHTG.

    Đề xuất, kiến nghị

    1. Về tiền gửi được bảo hiểm:

    Bổ sung quy định cụ thể hoặc giao NHNN quy định cụ thể các khoản tiền gửi được bảo hiểm, tiền gửi không được bảo hiểm đối với các “hình thức gửi tiền khác” chưa được quy định rõ ràng hoặc có thể phát sinh “hình thức gửi tiền khác” trong tương lai.

    2. Về Chứng nhận tham gia BHTG:

    - Đề nghị sửa đổi Điều 15 về việc niêm yết Chứng nhận tham gia BHTG cho phù hợp.

    - Đề nghị bổ sung trường hợp được cấp lại bản sao Chứng nhận tham gia BHTG.

    3. Về Phí BHTG:

    - Đề nghị xem xét lại quy định về phí BHTG theo xếp hạng từng TCTD hay áp dụng mức phí đồng hạng.

    - Đối với các TCTG BHTG cố tình nộp chậm, nộp thiếu phí BHTG, đề nghị đưa quy định mức phí phạt tối thiểu bằng tiền để tăng tính răn đe.

    - Bổ sung quy định về việc xử lý đối với đơn vị nộp thiếu hoặc nộp chậm phí đối với trường hợp tài khoản của TCTG BHTG tại NHNN không có số dư (Đối với QTDND xem xét bổ sung quy định BHTGVN ra văn bản đề nghị trích số dư tiền gửi của QTDND tại Ngân hàng Hợp tác xã để nộp phí cho BHTGVN).

    - Bổ sung quy định về gia hạn nộp phí, quy định về miễn nộp phí đối với các tổ chức được KSĐB. 

    4. Về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, thời hạn trả tiền BH

    - Về thời hạn phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm: Sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo hướng sớm hơn.

    - Về thời hạn trả tiền bảo hiểm: Sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn trả tiền bảo hiểm theo hướng rút ngắn thời hạn trả tiền để chi trả sớm hơn cho người gửi tiền nhằm ổn định tâm lý người gửi tiền.

    5. Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG

    - Quy định về hoạt động kiểm tra ngoài theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG cần sửa đổi bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN như phối hợp với NHNN trong việc kiểm tra, giám sát QTDND trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

    - Bổ sung quy định BHTGVN cho vay đặc biệt đối với TCTD để thống nhất với quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.

    - Bổ sung quy định Theo hướng BHTGVN tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu các TCTD, xử lý TCTD yếu kém như: xử lý, can thiệp sớm, đặc biệt đối với các QTDND được kiểm soát đặc biệt.

    - Bổ sung quy định về trách nhiệm của TCTG BHTG, chính quyền địa phương trong việc thông tin tuyên truyền chính sách BHTG.

    - Bổ sung quy định các nội dung cốt lõi của chính sách BHTG phải công khai đến người gửi tiền của tổ chức BHTG, tổ chức tham gia BHTG./.

    Từ khóa:
    Bình luận của bạn về bài viết...

    captcha

    Bản tin Pháp luật

    Video clip

    Phóng sự ảnh

    An toàn giao thông