14:22 07/07/2022 Theo số liệu của Sở Công thương, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6 năm 2022 ước tăng 16,16% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, IIP tăng 11,84% so với cùng kỳ.
Np
Trong 57 ngành công nghiệp cấp 4, có 29 ngành có IIP tăng. Một số ngành duy trì tăng trưởng liên tục trong 6 tháng đầu năm như sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); sản xuất săm, lốp cao su… Những ngành có tốc độ tăng IIP cao như sản xuất hàng may sẵn trừ trang phục tăng 283,83%; sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính tăng 124,07%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 84,79%; tái chế phế liệu tăng hơn 61%; chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng hơn 53%...
Ở chiều ngược lại, một số ngành giảm sâu như: sản xuất pin và ắc quy giảm 39,41%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ giảm 30,01%; đóng tàu và cầu kiện nổi giảm 32,84%; sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác giảm 19,51%...
Báo cáo của Sở Công thương cũng cho thấy, trong 6 tháng qua, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khăn mặt, khăn tắm và khăn khác dùng trong phòng vệ sinh, nhà bếp tăng 677,36%; cấu kiện nhà kim loại tăng 182,37%; máy thu hình tăng 149,32%; phi lê cá và các loại thịt cá khác tươi, ướp lạnh tăng 139,58%; chuột, bút quang tăng 132,43%,…
Tuy vậy, vẫn có một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ: ắc quy giảm 39,41%; tổ máy phát điện giảm 38,48%; phân khoáng hoặc phân hóa học giảm 30,01%; máy hút bụi giảm 23,73%...
Cũng theo Sở Công thương, việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu (một phần do chính sách Zero Covid của Trung Quốc), biến động giá than, xăng dầu thế giới làm cho chi phí sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, gây áp lực lớn lên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến mức tăng trưởng công nghiệp, xuất khẩu của thành phố chưa bám sát kế hoạch đề ra (IIP 6 tháng năm 2022 có mức tăng thấp hơn so với 3 năm gần đây: 6 tháng năm 2019 tăng 23,42%; 6 tháng năm 2020 tăng 13,56%; 6 tháng năm 2021 tăng 20,5%...). Một số ngành sản xuất vẫn gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, cạnh tranh về giá như sản xuất phân bón, sản xuất xi măng, sản xuất xe có động cơ, sản xuất thép, sản xuất dây và cáp điện, sản xuất pin và ắc quy…
Cùng với đó, giá cước vận tải tiếp tục tăng cao cùng với xung đột giữa Nga – Ukraine khiến cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều đơn hàng, hợp đồng phải tạm dừng để điều chỉnh và đàm phán lại giá. Có một số ngành vẫn suy giảm sản xuất từ khi có dịch Covid -19 và chưa có dấu hiệu phục hồi như sản xuất bia và mạch nha ủ men bia; sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác, sản xuất dây cáp, dây điện và điện tử khác.
Dự báo trong 6 tháng cuối năm, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với việc giá cả nguyên vật liệu, cước vận tải tăng cao, gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu, những khó khăn về thị trường tiêu thụ, lao động… Trên địa bàn thành phố, dịch Covid -19 được kiểm soát, các dự án sản xuất công nghiệp mới đi vào hoạt động ổn định (dự án của Công ty Pegatron, Công ty USI, Công ty Flat), một số dự án mở rộng sản xuất của Công ty LGE, LGD, Brigestone dự kiến đi vào hoạt động trong quý III, quý IV năm 2022 sẽ tiếp tục đóng góp cho tăng trưởng sản xuất công nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu.
LIÊM ĐOÀN
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết