10:14 27/02/2024 Ngày 15/6/2022, tại kỳ họp thứ 3, khoá XV, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật số 05/2022/QH15 “Luật Điện ảnh”. Luật này quy định về hoạt động điện ảnh; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; quản lý nhà nước về điện ảnh.
Luật gồm 50 điều, chia thành 8 chương, sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15; sửa đổi, bổ sung mục 192 thuộc Phụ lục IV - Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15. Luật kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với trước, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2023.
Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2009/QH12, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 61/2020/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Về đối tượng áp dụng, tại Điều 2 của Luật này quy định như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động điện ảnh tại Việt Nam và ở nước ngoài; Tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động điện ảnh tại Việt Nam và Cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điện ảnh.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Điện ảnh là ngành nghệ thuật tổng hợp, áp dụng công nghệ nghe nhìn và các thủ pháp sáng tác để sản xuất phim.
Phim là tác phẩm điện ảnh, có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh; được ghi trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác và được phổ biến đến người xem, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và phim kết hợp nhiều loại hình. Phim không bao gồm sản phẩm ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; sản phẩm ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.
Hoạt động điện ảnh bao gồm sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh, lưu chiểu, lưu trữ phim, đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh.
Công nghiệp điện ảnh là ngành kinh tế sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, sử dụng tài năng nghệ thuật, tiềm năng văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra tác phẩm điện ảnh và dịch vụ điện ảnh.
Cơ sở điện ảnh là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác do tổ chức, cá nhân thành lập, thực hiện hoạt động điện ảnh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Sản xuất phim là quá trình tạo ra một bộ phim từ xây dựng kịch bản phim đến khi hoàn thành phim.
Phát hành phim là việc trao đổi, mua, bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu phim.
Phổ biến phim là việc đưa phim đến người xem thông qua các hình thức chiếu phim trong rạp chiếu phim, tại địa điểm chiếu phim công cộng, tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, trên hệ thống truyền hình, không gian mạng và phương tiện nghe nhìn khác.
Phân loại phim là việc thẩm định nội dung phim, xếp loại phim để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến.
Kịch bản phim là toàn bộ nội dung phim thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác.
Chủ sở hữu phim là tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật để sản xuất phim, mua quyền sở hữu phim hoặc được tặng cho, thừa kế quyền sở hữu phim và hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Phim Việt Nam là phim đã được phép phổ biến tại Việt Nam theo quy định của Luật này và có ít nhất hai trong ba yếu tố sau: đạo diễn có quốc tịch Việt Nam, có cơ sở điện ảnh Việt Nam tham gia sản xuất phim, có chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Cung cấp dịch vụ sản xuất phim là hoạt động cung cấp phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, bối cảnh, nhân lực và hoạt động khác liên quan đến sản xuất phim.
Trường quay là nơi để thực hiện cảnh quay đáp ứng điều kiện về không gian, trang thiết bị kỹ thuật để dựng bối cảnh phù hợp với việc sản xuất phim, bao gồm trường quay trong nhà và trường quay ngoài trời.
Địa điểm chiếu phim công cộng là nhà hát, nhà văn hóa, nhà triển lãm, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, vũ trường, cửa hàng, cửa hiệu, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải hành khách công cộng và phương tiện, địa điểm công cộng khác có tổ chức chiếu phim.
KC
09:55 05/11/2024
14:35 31/10/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống ngành Tổ chức xây dựng Đảng (14/10/1930 - 14/10/2024)
Trong 2 ngày, các tổ công tác CATP giúp di chuyển tài sản 133/288 hộ dân tại Nhà A7, A8 Vạn Mỹ
Công an huyện Cát Hải tiếp tế lương thực cho các hộ gia đình bị ngập lụt, cô lập do lụt